Ngày nay, trong thời đại số mà số lượng các website trên Interet nhiều như nấm thì làm cách nào để webiste của mình thu hút và ghi điểm với khách hàng là vấn đề được nhiều người quản trị website và các nhà quảng cáo quan tâm rất nhiều. Sự ra đời của AMP đã giải quyết một phần nào đó trăn trở này, nhờ vào AMP tốc độ tải trang của website được cải thiện rất nhiều, tạo được ấn tượng tốt cho trải nghiệm của khách hàng. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc và câu hỏi liên quan đến AMP là gì? Đừng bỏ qua nếu như bạn muốn dùng AMP để cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình nhé.
Ngày nay, trong thời đại số mà số lượng các website trên Interet nhiều như nấm thì làm cách nào để webiste của mình thu hút và ghi điểm với khách hàng là vấn đề được nhiều người quản trị website và các nhà quảng cáo quan tâm rất nhiều. Sự ra đời của AMP đã giải quyết một phần nào đó trăn trở này, nhờ vào AMP tốc độ tải trang của website được cải thiện rất nhiều, tạo được ấn tượng tốt cho trải nghiệm của khách hàng. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc và câu hỏi liên quan đến AMP là gì? Đừng bỏ qua nếu như bạn muốn dùng AMP để cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình nhé.
Cập nhật thường xuyên các tin tức và chương trình startup là rất quan trọng để nắm bắt được xu hướng mới nhất trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp. Điều này giúp founder hiểu rõ hơn về các thay đổi và cơ hội mới trong thị trường, từ đó đưa ra các quyết định và kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp.
Khi đã hình dung được bức tranh toàn cảnh của thị trường kinh doanh, các founder cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra cơ hội trong các tin tức, chương trình, hoặc kết nối với các nhà đầu tư có cùng chí hướng. Điều này góp một phần quan trọng trong quá trình khởi nghiệp.
Bí mật kinh doanh là điều tối quan trọng đối với một doanh nghiệp, nếu lộ ra rất dễ dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó, hãy tìm những người có đạo đức nghề nghiệp, có uy tín trên thị trường lao động cũng như có sự tôn trọng cho những thông tin và bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Các founder nên thiết lập các quy định và thỏa thuận rõ ràng về việc bảo mật thông tin kinh doanh giữa các thành viên trong đội ngũ, bao gồm cả Co-founder.
Việc mở rộng các mối quan hệ là điều mà founder cần làm để tăng độ nhận diện thương hiệu cho công ty. Founder phải là người yêu thích việc giao lưu, học hỏi. Họ có thể là người đưa ra được những ý tưởng mới hoặc tìm thấy sự tương đồng giữa các ý tưởng để gắn kết chúng lại với nhau trong các buổi gặp gỡ đối tác hoặc khách hàng.
Sợi dây liên kết giữa các mối quan hệ càng bền chặt thì càng giúp cho doanh nghiệp càng phát triển. Từ đó, founder cũng gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình khởi nghiệp.
Nếu bạn hiểu founder nghĩa là gì, bạn có thể thấy rằng mình cần có nhiều tố chất và rèn luyện thêm các kỹ năng khác. Dưới đây là một số việc bạn nên làm để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trở thành một founder:
Người sáng lập thành lập doanh nghiệp, có trách nhiệm chính là đảm bảo tổ chức thành công và có lãi.
Người đồng sáng lập co-founder là cá nhân cùng thành lập doanh nghiệp với người sáng lập hoặc giúp người sáng lập phát triển ý tưởng cho công ty. Thông thường, người đồng sáng lập có các nguồn lực hoặc kỹ năng mà người sáng lập có thể thiếu để thực hiện tầm nhìn của họ đối với doanh nghiệp. Đây có thể là kỹ năng kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh khi khởi nghiệp hoặc đầu tư nguồn lực và vốn.
Xem thêm: Việc Làm Giám Đốc tại Careerlink.vn
Founder là người sáng lập ra công ty và đưa ra ý tưởng ban đầu, vì vậy họ có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu của công ty, đưa ra kế hoạch và chiến lược để đạt được mục tiêu đó.
Tầm nhìn và chiến lược của Founder phải ở mức độ rộng lớn, đủ để định hướng cho toàn bộ hoạt động của công ty trong dài hạn. Founder cần phải có khả năng tập trung vào mục tiêu, định hướng chiến lược và phân phối tài nguyên một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện được những việc này, Founder cần phải có sự hỗ trợ từ các thành viên trong đội ngũ của mình và đôi khi cần tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác bên ngoài.
Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết cần phải có để thành lập một công ty startup mà Founder phải gánh chịu. Nếu không có đủ vốn, không công ty Startup nào có thể phát triển vượt qua giai đoạn đầu. Founder cần phải hiểu và biết cách làm thế nào để đảm bảo tài trợ cho công ty. Họ có thể đầu tư tiền của mình hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư khác để đưa vốn vào.
Ngay từ giai đoạn đầu, Founder cần phải tập hợp một ban lãnh đạo xuất sắc, tài năng, kinh nghiệm sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm các vị trí quan trọng như CEO, COO, CFO, CMO,... và các giám đốc các bộ phận khác. Founder thường sẽ giữ chức vụ CEO, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định chiến lược cho doanh nghiệp. Theo đó, Founder cũng là người tạo dựng một môi trường làm việc tích cực để thu hút và giữ chân các nhân viên có năng lực.
Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các công ty lớn. Học hỏi từ các doanh nhân khác cách xử lý khủng hoảng, thăng trầm của giai đoạn này là điều vô cùng quý giá. Bạn sẽ được trải nghiệm với khó khăn, cơ hội và công việc của một founder khi làm việc cùng họ. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
Những cố vấn này có thể là người sáng lập ra các công ty, giảng viên tại trường đại học, bạn bè, những người có kinh nghiệm kinh doanh hoặc các doanh nhân thành công… Họ sẽ cho bạn những lời khuyên và bài học quý giá để thuận lợi hơn trên con đường trở thành founder.
Trước khi trở thành chủ của doanh nghiệp, bạn cần tự lập cho mình một bản kế hoạch chi tiết từng bước, từng công việc cần làm. Dựa vào đó bạn có hướng đi rõ ràng, không sợ chệch hướng gây lãng phí nguồn lực và thời gian.
Tham gia các lớp học hay sự kiện, các cuộc thi khởi nghiệp là ý tưởng hay để bạn xây dựng và kết nối được với nhiều người khác cùng chung chí hướng cũng như có thể học hỏi những kinh nghiệm quý giá.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì founder cũng cần có kinh nghiệm thực tế. Để doanh nghiệp của bạn có thể cạnh tranh được trên thị trường cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải có sự cố gắng, nỗ lực và không ngại gian khổ. Một founder có thể làm mọi việc, không quản vất vả, chắc chắn sẽ có được thành quả xứng đáng.
Nếu như bạn muốn trở thành một founder thì cần những tố chất sau:
Người sáng lập phải có kỹ năng quản lý. Kỹ năng này cho phép họ tổ chức nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm tài chính, rủi ro kinh doanh và quản lý thời gian.
Trong ngành khởi nghiệp, câu ngạn ngữ “thời gian là tiền bạc” rất đúng. Vì vậy, người sáng lập phải biết cách phát huy tối đa kỹ năng quản lý thời gian của mình. Họ phải sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhưng cũng phải biết khi nào nên dừng lại và nghỉ ngơi.
Quản lý thời gian và tài chính là rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của một công ty khởi nghiệp.
Ngoài ra, founder còn phải có kỹ năng quản lý con người. Điều này là cần thiết để tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp tốt cho nhân viên.
Nắm bắt thời cơ chính là tố chất thiên phú của một founder. Không chỉ biết nắm lấy cơ hội mà họ còn có sự quyết đoán trong từng công việc để chuẩn bị sẵn sàng đối diện với mọi thử thách.
Sở hữu tâm lý vững vàng, làm chủ được cảm xúc và sự tự tin là chìa khóa đưa founder đi đến cánh cửa thành công. Cạnh tranh khốc liệt là những gì bạn thấy ngay được khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, nhất là ở giai đoạn đầu tiên. Do đó, bạn cần trang bị cho mình sự tự tin để điều hành được doanh nghiệp của mình.
Nhìn nhận thực tế, biết chấp nhận và thay đổi chiến lược khi cần thiết là yếu tố giúp founder thành công. Bên cạnh đó, họ còn là người có khả năng cân bằng giữa sự linh hoạt và tính kiên định. Ở thời đại hiện nay, tính linh hoạt là yếu tố cần thiết trước bối cảnh thị trường thay đổi chóng mặt. Do đó nếu không có tính linh hoạt thì các founder sẽ bị thụ động và không biết làm gì tiếp theo khi thị trường thay đổi.
Khi nói đến kỹ năng cần thiết của founder là gì thì một câu những câu trả lời là khả năng quan sát tốt, có cái nhìn bao quát toàn cảnh mọi vấn đề diễn ra trong xã hội để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Nhờ đó mà các founder có thể nảy ra nhiều ý tưởng cho sản phẩm mới, hoạch định chiến lược đúng đắn phù hợp với nhu cầu thị trường giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.