Đặc Điểm Của Độc Quyền Và Độc Quyền Nhà Nước

Đặc Điểm Của Độc Quyền Và Độc Quyền Nhà Nước

(TBKTSG) - Từ “độc quyền” trong tiếng Việt được dùng để dịch hai khái niệm khác nhau trong tiếng Anh là “monopoly” và “exclusive”. Việc dùng lẫn lộn hai khái niệm này đã dẫn đến những hiểu nhầm trong thời gian qua, nhất là từ khi nổi lên vụ K+.

(TBKTSG) - Từ “độc quyền” trong tiếng Việt được dùng để dịch hai khái niệm khác nhau trong tiếng Anh là “monopoly” và “exclusive”. Việc dùng lẫn lộn hai khái niệm này đã dẫn đến những hiểu nhầm trong thời gian qua, nhất là từ khi nổi lên vụ K+.

Hình thức thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại của cơ quan nhà nước là gì?

Tại Điều 4 Nghị định 94/2017/NĐ-CP có quy định việc thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại phải đáp ứng nguyên tắc sau

Như vậy, hình thức thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại của cơ quan nhà nước là:

- Hình thức trực tiếp thực hiện;

- Hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện.

Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.

Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc độc quyền nhà nước được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ dựa trên cơ sở nào?

Tại Điều 6 Nghị định 94/2017/NĐ-CP có quy định cơ chế sửa đổi, bố sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục như sau:

Như vậy, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc độc quyền nhà nước được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ dựa trên cơ sở sau:

- Xem xét yêu cầu quản lý nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ

- Ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất;

- Theo đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước thuộc Danh mục.

Sự vận động của cơ chế thị trường là hạn chế tối đa các hình thức độc quyền trong kinh doanh. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, độc quyền có xu hướng không những không giảm mà còn bị lạm dụng, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền DN.

Hiện tượng độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông được hầu hết các quốc gia áp dụng vì lý do an ninh. Trong các thập niên gần đây, xu hướng chung của thế giới là áp dụng chính sách khuyến khích cạnh tranh và nới lỏng kiểm soát trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, trước đây viễn thông vẫn là "vùng trời riêng" của các DNNN hoặc DN cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Sau này trong Pháp lệnh Bưu chính viễn thông (BCVT) có chia các DN trong ngành BCVT ra làm 2 nhóm: nhóm các DN cung cấp mạng viễn thông và nhóm các DN cung cấp dịch vụ. Khoản 3, điều 5 của Pháp lệnh này cũng cho phép các DN thuộc mọi thành phần sở hữu được cạnh tranh bình đẳng đối với các dịch vụ viễn thông.

Về cơ bản các DN thuộc nhóm 1 vẫn giữ nguyên các quy định cũ. Với các DN thuộc nhóm 2, các quy định được nới lỏng hơn bởi DN cung cấp dịch vụ có thể mở rộng thuộc nhiều thành phần kinh tế, kể cả DN 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam . Tuy nhiên các DN này không được phép xây dựng mạng lưới riêng và do đó sẽ phải thuê đường truyền và thiết bị cổng mạng của DN cung cấp hạ tầng, mà ở đây là Tổng công ty BCVT Việt Nam (VNPT). Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp, vai trò khống chế của VNPT - DNNN cung cấp hạ tầng - có thể gây ra tình trạng độc quyền. Trên thực tế, vừa là DNNN cung cấp hạ tầng, nắm giữ đường trục chính, đồng thời lại vừa là nhà cung cấp dịch vụ (hiện đang chiếm tới hơn 90% thị phần) vai trò khống chế thị trường đương nhiên thuộc về VNPT và việc có cho phép các DN khác đấu nối vào đường trục hay không hoàn toàn do VNPT quyết định trong khi đường trục chính là tài sản quốc gia. Lấy ví dụ như năm 2001, Công ty Điện tử viễn thông quân đội (Vietel) đã phải mất rất nhiều thời gian mới có thể triển khai dịch vụ gọi 178 trong chỉ một tỉnh, và theo tính toán, với tốc độ chậm chạp như vậy thì để hoà mạng cho toàn bộ 61 tỉnh thành công ty sẽ phải mất khoảng 20 năm(!). Trong khi đó theo quy định của Nhà nước (Quyết định 547), thời hạn ký kết hợp đồng kết nối tối đa là 45 ngày và thời hạn tiến hành kết nối thực tế tối đa là 60 ngày kể từ ngày hợp đồng được phê duyệt. Vấn đề chủ yếu là hiện vẫn chưa có nguyên tắc rõ ràng, quy trình minh bạch và quá trình giải quyết tranh cthấp độc lập cho việc kết nối dịch vụ. Đồng thời, hiện cũng chưa có quy định nào về các hình thức xử lý đối với VNPT vì đã trì hoãn kết nối quá thời hạn quy định. Đáng chú ý là Bộ BCVT, cơ quan quản lý lại không hề chú ý đến trường hợp này nhưng Bộ lại phản ứng rất nhanh chóng đối với bất kỳ biện pháp cạnh tranh nào của các “đối thủ” cạnh tranh của VNPT như trường hợp khuyến mại của OCI hồi tháng 12/2003.

Trên thế giới, để đảm bảo cho cạnh tranh trên thị trường viễn thông, nhiều nước đã thành lập các cơ quan quản lý viễn thông quốc gia; các cơ quan này hoạt động độc lập với các đơn vị khai thác. Ở Việt Nam , trước năm 1997, VNPT thực hiện cả hai chức năng, vừa là cơ quan hoạch định chính sách về viễn thông lại vừa là DN khai thác các mạng lưới và dịch vụ viễn thông. Sau khi mô hình quản lý chung ở các thị trường viễn thông cạnh tranh được áp dụng, Tổng cục BCVT, từ năm 2002 đổi thành Bộ BCVT được thành lập trên cơ sở tách riêng chức năng hoạch định và quản lý của VNPT.  Hiện tại Bộ BCVT đóng vai trò cơ quan quản lý Nhà nước trong khi VNPT là DN khai thác chủ chốt cung cấp cả mạng lưới lẫn dịch vụ viễn thông tại Việt Nam . Tuy nhiên, khác với mô hình cơ quan quản lý hiệu quả nhất, Bộ BCVT không thực sự là một "cơ quan quản lý độc lập" mà vẫn tham gia quản lý VNPT với vai trò là đại diện cho phần vốn Nhà nước trong VNPT và đặc biệt là có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý cấp cao của Tổng công ty này. Sự thiếu rõ ràng tách bạch giữa hai chức năng như vậy rất khó có giải pháp khách quan và công bằng cho tất cả các công ty cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác về cơ chế giá, theo các chuyên gia kinh tế, thông thường trong nền kinh tế thị trường, khi định giá dịch vụ hay sản phẩm đặc biệt phải thành lập hội đồng định giá có đại diện DN, khách hàng (người tiêu dùng), trọng tài kinh tế... tham gia để bảo đảm tính công bằng, hợp lý. Ở Việt Nam, Bộ BCVT sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính có quyền quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông công ích trong khi Bộ trưởng Bộ BCVT có quyền quyết định các loại giá cước còn lại. Nhưng trên thực tế, các loại giá cước BCVT đều do VNPT "tham mưu" và người duyệt là Bộ BCVT.  Các loại giá này, theo lý giải của một quan chức VNPT thì được hình thành trên những yếu tố chi phí như: khấu hao, lương công nhân, thuế, lợi nhuận để tái đầu tư... và để bù lỗ những chi phí vì nghĩa vụ chính sách, công ích. Theo các chuyên gia kinh tế, việc định giá này là bất công và vô lý bởi các chi phí trên phải được giải quyết bằng cơ chế riêng, không thể lồng ghép những chi phí không liên quan đến kinh doanh hay phí do trình độ quản lý, tổ chức yếu kém gây ra vào giá thành...

Như vậy, mặc dù đã có những cam kết và quy định chung cho phép có cạnh tranh trên thị trường nhưng hiện tại thị trường viễn thông của Việt Nam vẫn có cấu trúc độc quyền. VNPT có vị trí thống lĩnh đối với tất cả các loại dịch vụ viễn thông và kiểm soát các cổng kết nối chính. Không những thế VNPT còn được hưởng những đặc quyền như khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình BCVT; xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị BCVT; sản xuất công nghiệp và tư vấn về lĩnh vực BCVT... được Nhà nước cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng và tiền vốn. Sự cạnh tranh mới chỉ khởi động trong các dịch vụ giá trị gia tăng, Internet, điện thoại di động là các lĩnh vực có lợi nhuận cao. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, trong thực tế chỉ có sự cạnh tranh giữa 3 công ty là VNPT, Vietel và SPT. Tuy nhiên cạnh tranh vẫn còn bị hạn chế và vẫn có một khoảng cách lớn giữa VNPT và hai công ty còn lại về vốn và kỹ thuật và quan trọng nhất là VNPT đóng vai trò là nhà cung cấp hệ thống và dịch vụ viễn thông. Việc sửa đổi một số quy định pháp lý và mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông là yêu cầu bắt buộc để gia nhập WTO. Thế nhưng với vị trí nắm giữ tuyệt đối hạ tầng, gần tuyệt đối thị trường dịch vụ và hoạt động theo một văn bản dưới luật dành riêng cho mình như của VNPT hiện nay là hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Không chỉ với viễn thông, các chuyên gia kinh tế còn cho biết, ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều các hình thức độc quyền. Từ ềđộc quyền tuyệt đốiể như điện lực, hàng không, vận tải biển... đến các độc quyền nhóm như xăng dầu, bảo hiểm, nhập khẩu mía đường, phân bón...; hay độc quyền địa phương về cấp thoát nước, giao thông công chính. Thậm chí một số ngành, địa phương còn có tình trạng độc quyền cục bộ như việc ngành Xây dựng yêu cầu tất cả các khách hàng vật liệu xây dựng phải nên mua sản phẩm được các DNNN trực thuộc ngành này sản xuất, gồm cả Tổng công ty Xi măng trong năm 2003, hay lãnh đạo một tỉnh nọ yêu cầu dân địa phương phải uống bia do 1 doanh nghiệp địa phương sản xuất...(!?) Với một số lĩnh vực, độc quyền là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên khi độc quyền đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước thì hậu quả thật khó lường. Nó không những làm hạn chế sự phát triển của đất nước mà còn gây phiền toái cho người tiêu dùng. Do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải có quy định và thực hiện một cách rõ ràng về các biện pháp xử lý đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường, cần thiết phải có một cơ quan chống độc quyền mạnh mẽ để ngăn cản các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường.

Một số quan điểm của Nhà nước về kiểm soát độc quyền trong kinh doanh:

"Thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cần thiết nhưng không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp" (Nghị quyết Hội nghị Trung ương III khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN - tháng 9/2001).

"Khẩn trương xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế" (Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX - tháng 1/2004).