Dịch Vụ Đám Mây Là J

Dịch Vụ Đám Mây Là J

1. Dịch vụ điện toán đám mây có chịu thuế GTGT?

1. Dịch vụ điện toán đám mây có chịu thuế GTGT?

Ứng dụng điện toán đám mây là gì?

Khả năng của điện toán đám mây là không thể bàn cãi, có thể truy cập dữ liệu dễ dàng thông qua internet. Trong đó có nhiều ứng dụng Cloud Computing thực hiện được:

Dữ liệu được lưu trữ trên hạ tầng đám mây có nhiều biện pháp bảo mật tiên tiến, giảm thiểu nguy cơ mất mát, đánh cắp dữ liệu. Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu có kết nối Internet, sử dụng bất kỳ thiết bị nào như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Ngoài ra, doanh nghiệp không cần đầu tư mua sắm và bảo trì hạ tầng lưu trữ vật lý, thay vào đó chỉ thanh toán cho dung lượng lưu trữ sử dụng thực tế. Dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ khi nhu cầu sử dụng tăng cao.

Tham khảo các giải pháp lưu trữ trực tuyến tốt nhất cho doanh nghiệp.

Các nền tảng phát triển ứng dụng đám mây cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ giúp các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng và triển khai ứng dụng. Doanh nghiệp không cần đầu tư mua sắm hạ tầng máy chủ, phần mềm cho việc phát triển ứng dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng được triển khai nhanh chóng, dễ dàng và có thể truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối Internet và dễ dàng mở rộng quy mô ứng dụng khi nhu cầu sử dụng tăng cao.

Điện toán đám mây cung cấp hạ tầng mạnh mẽ để xử lý lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp nhiều công cụ phân tích dữ liệu giúp người dùng dễ dàng trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu.  Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây có thể dễ dàng chia sẻ với các thành viên trong nhóm hoặc đối tác để cùng phân tích và đưa ra quyết định.

Các thành viên trong nhóm hoặc đối tác có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ dữ liệu, ứng dụng được lưu trữ trên đám mây khiến việc cộng tác trên các dự án trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn khi các thành viên có thể làm việc cùng nhau từ bất kỳ đâu có kết nối Internet. Giảm thiểu thời gian trao đổi thông tin, duyệt tài liệu, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Lợi ích của điện toán đám mây là gì?

Là một công nghệ hiện đại và hiệu quả, điện toán đám mây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, ưu điểm của điện toán đám mây có thể kể đến như:

Cloud Computing giúp người dùng dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để có thể đổi mới nhanh hơn và phát triển. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu thập tài nguyên từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng khi cần thiết.

Nhiều dịch vụ công nghệ được hoàn thành sớm hơn, cho phép người dùng có thêm nhiều thời gian để thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới từ đó phân biệt trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi doanh nghiệp.

Sử dụng dịch vụ điện toán đám mây cho phép bạn tránh việc đầu tư vào phần cứng và hạ tầng máy chủ đắt đỏ. Thay vào đó, bạn chỉ phải trả tiền cho tài nguyên và dịch vụ mà bạn thực sự sử dụng và có thể tiết kiệm chi phí về mua sắm, bảo trì và quản lý hạ tầng máy chủ.

Với Cloud Computing, bạn có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên máy tính theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng máy chủ, lưu trữ và mạng một cách linh hoạt.

Người dùng có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên toàn cầu trong vài phút bởi nếu nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, bạn có thể triển khai ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm thực tế chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

Điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng linh hoạt để thử nghiệm các ý tưởng mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới nhanh chóng.

Nghĩa vụ thuế đối với công ty khởi nghiệp với dịch vụ điện toán đám mây

BTS một công ty khởi nghiệp với dịch vụ điện toán đám mây, chuyên cung cấp tư vấn cho khách hàng về CNTT với dịch vụ hiện đại, đáng tin cậy. Năm 2021, BTS chính thức thành lập pháp nhân tại Việt Nam với nguồn vốn góp đến từ 2 pháp nhân là Công ty Singapore và Công ty Việt Nam. BTS cũng là đối tác của 2 công ty công nghệ đa quốc gia lớn nhất trong ngành điện toán đám mây, Google với nền tảng Google Cloud Platform (GCP) và dịch vụ Google Workspace (tên cũ là G-Suite), Amazon với nền tảng Amazon Web Services (AWS).

TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  ---------------

Số: 94769/CT-TTHTV/v thuê nhà thầu đối với dịch vụ điện toán đám mây.

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBankĐịa chỉ: Số 89 Láng Hạ, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội; MST: 0100233583

Trả lời công văn số 1422/2020/CV-VPBank ngày 29/9/2020 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng ) vướng mắc về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin

1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm... ”

+ Tại Điều 9 quy định về các loại sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm như sau:

“2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT

“21. ..Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật"

- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.... ”

+ Tại Điều 6 quy định về đối tượng chịu thuế GTGT:

“1. Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), bao gồm:

- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;

- Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam... ”

+ Tại Điều 7 quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

“...3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài mong một số trường hợp cụ thể như sau:

...- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng; chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).

+ Tại khoản 2 Điều 12 Mục 3 Chương II quy định thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu:

“2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

b) Xác định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với một số trường hợp cụ thể:

...b.2) Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khi xác định số thuế GTGT phải nộp thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu của từng phần hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tính thuế là 3%.

+ Tại tiết a khoản 2 Điều 13 Mục 3 Chương II quy định về tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN:

“2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

- Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty ở nước ngoài ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng để cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây thì thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính.

Trường hợp nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ phần mềm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN 5% tính trên doanh thu tính thuế. Trường hợp không phải dịch vụ phần mềm thì áp dụng tỷ lệ thuế GTGT 5% và thuế TNDN 5%.

Trường hợp việc cung cấp dịch vụ của nhà thầu nước ngoài có kèm bản quyền thì áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với bản quyền là 10% tính trên doanh thu tính thuế.

Đề nghị đơn vị căn cứ vào quy định pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế xác định bản chất thu nhập mà nhà thầu nước ngoài nhận được là thu nhập từ dịch vụ phần mềm hay không để áp dụng chính sách thuế nhà thầu phù hợp, đúng quy định. Trường hợp vẫn còn vướng mắc về việc xác định loại hình dịch vụ cung cấp, đề nghị đơn vị liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực khoa học và công nghệ để được hướng dẫn xác định theo đúng thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn, hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 8 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được biết và thực hiện./.

Nơi nhận:- Như trên; - Phòng TTKT8; - Phòng NVDTPC; - Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG  Nguyễn Tiến Trường

Em muốn hỏi 2 vấn đề, mong các a c hỗ trợ ạ! 1. Bên em ký hợp đồng với NCC nước ngoài cung cấp dịch vụ quản lý doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây trong thời gian 5 năm. Vậy các anh chị cho e hỏi, dịch vụ này e xác định là dịch vụ PM không chịu thuế GTGT đúng không ạ. Còn thuế TNDN thì phía hãng xác định là thuế từ thu nhập bản quyển 10%. Em không hiểu chỗ thu nhập từ bản quyền là như nào. Bên em ký hợp đồng dịch vụ 5 năm.Nếu hết 5 năm không ký tiếp thì sẽ không được sử dụng dịch vụ nữa. Vậy nó có phải là thu nhập từ bản quyền hay không?? 2. Tiền thuế nhà thầu nộp thay mà sai tiểu mục thì mình vẫn làm tra soát điều chỉnh lại tiểu mục được đúng không ạ?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) được nhắc tới rất nhiều trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay vì những lợi ích vượt trội mà mô hình này mang lại. Vậy, điện toán đám mây là gì? Vì sao điện toán đám mây là dịch vụ cần cho thời đại số? Ứng dụng của điện toán đám mây là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Sunteco.

Điện toán đám mây (tên tiếng anh là Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, mô hình cung cấp dịch vụ điện toán qua Internet, cho phép người dùng truy cập và sử dụng các tài nguyên công nghệ thông tin như máy chủ, lưu trữ, mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,… mà không cần sở hữu hoặc quản lý hạ tầng vật lý.

Nói cách khác, thay vì đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu hoặc sử dụng một hay nhiều máy chủ vật lý (có thể nhìn thấy, chạm, nắm bằng tay), thì nay người dùng sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hoá thông qua môi trường Internet.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung phát triển app, phần mềm bởi đã có đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud,… là những ví dụ điển hình của dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing). Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ miễn phí và trả phí theo nhu cầu của bản thân. Các tài liệu được lưu trên tài khoản “đám mây” của mình và truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào miễn có kết nối mạng.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hình thức lưu trữ tại chỗ truyền thống (On-Premise) và lưu trữ đám mây (Cloud Computing), bạn có thể tham khảo phần so sánh giữa cách hoạt động của hai hình thức này dưới đây: