Diễn Đàn Kinh Tế Xanh (Gefe) 2023 ไทย Youtube Channel

Diễn Đàn Kinh Tế Xanh (Gefe) 2023 ไทย Youtube Channel

Phát triển bởi Hemera Media

Phát triển bởi Hemera Media

Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023

(Thanhuytphcm.vn) - Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để góp phần triển khai cụ thể hóa các chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và các nghị quyết, kết luận của Đảng; đồng thời, cung cấp thêm luận cứ cho Chính phủ trong xây dựng và triển khai Nghị quyết đầu năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.

Diễn đàn diễn ra vào ngày 17/12 tới đây tại Hà Nội sẽ thảo luận, làm rõ về đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, lựa chọn chính sách cho phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Diễn đàn có quy mô bao gồm 1 phiên toàn thể do Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì; 4 hội thảo chuyên đề do lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đồng chủ trì tổ chức. Diễn đàn được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế đa phương và đại sứ quán, lãnh sự quán một số nước, các doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế.

Phiên toàn thể do các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng chủ trì. Phiên toàn thể có 5 báo cáo chính: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình bày; Triển vọng kinh tế thế giới 2023 và các gợi ý chính sách cho Việt Nam do Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) trình bày; Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam 2023 qua đánh giá phản ứng chính sách vĩ mô của các nước và dự báo viễn cảnh kinh tế Châu Á 2023 do Giám đốc ADB tại Việt Nam trình bày; Ổn định tài chính, lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản Việt Nam tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế 2023 do Chủ tịch Quỹ VinaCapital trình bày; Tăng tốc đầu tư công và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp để tạo bứt phá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 do Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam trình bày.

Tham gia phần thảo luận tại phiên tổng thể có đại diện lãnh đạo các bộ ngành, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp trong nước và quốc tế: Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam…

Tại phiên toàn thể, các diễn giả thảo luận, làm rõ các kết quả tiêu biểu và bài học rút ra từ thực tiễn điều hành kinh tế vĩ mô năm 2022; nhận diện cơ hội, rủi ro và thách thức (trong nước và từ bên ngoài) mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023; dự báo các kịch bản tăng trưởng kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô năm 2023; đề xuất, khuyến nghị các cơ chế, chính sách nhằm nắm bắt và cụ thể hóa cơ hội, vượt qua các khó khăn và thách thức để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong năm 2023.

Bên cạnh đó, diễn đàn có 4 hội thảo chuyên đề bao gồm: hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề “Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới”;“Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”; đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp”; “Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023”…

2. Nghiên cứu trao đổi chất: phương pháp xây dựng lộ trình cho nền Kinh tế tuần hoàn (Bà Morgane Rivoal UNDP và Ông Cung Trọng Cường, Huế IDS)

3. Chỉ số đo đạc thực hiện KTTH trong doanh nghiệp (Bà Larissa van der Feen, Chuyên gia KTTH, WBCSD)

4. Xã hội tuần hoàn vật chất ở Nhật Bản: vai trò trong việc thúc đẩy nền KTTH (Ông Ichiro Adachi – JICA)

5. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn ASEAN: Chuỗi giá trị chất thải điện tử trong hợp tác quốc tế (Ông Fusanori Iwasaki, Giám đốc Nghiên cứu chính sách, ERIA)

6. KTTH trong các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống (Bà Tongjai Thanachanan, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc chiến lược và bền vững, Công ty TNHH Thai Beverage)

2. Công nghệ tái chế nước thải công nghiệp (Bà Hoàng Thị Thanh Nga, Giám đốc chương trình quản lý nước WWF)

3. ESG tại các chuỗi bán lẻ (Ông Takeuchi Takashi, Giám đốc hành chính, AEON Việt Nam)

4. Lồng ghép ESG trong chiến lược phát triển của Tập đoàn TH (Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc PTBV, Tập đoàn TH)

5. Khung chiến lược hành động thúc đẩy KTTH (Ông Rene VAN BERKEL, chuyên gia KTTH, SWITCH ASIA PSC)

2. Sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong quản lý rác thải (Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Chuyên gia môi trường cao cấp, WB)

3. Thị trường các-bon tại Thái Lan (Ông Pramoj U-Nontakarn, Phó chủ tịch, Giám đốc bộ phận kinh doanh quốc tế,  Ngân hàng Bangkok)

4. Nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm  2050 (Bà Kate Melville-Rea, Chuyên gia BĐKH và Năng lượng, WWF)

5. Tiềm năng thị trường các-bon ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp trong lĩnh vực năng lượng (Ông Hoàng Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Intraco Holdings)

Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ “ Đối tác chiến lược sâu rộng”, là đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trong nhiều lĩnh vực. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt trên 35,7 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp Nhật Bản đứng thứ ba trong tổng số 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Nhật Bản còn là đối tác lớn nhất về hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam (1973-2023) mối quan hệ giữa hai nước đang tiến tới thời kỳ phát triển vượt bậc, trong bối cảnh đó Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản” vào ngày 15/02/2023 tại Hà Nội.

Với chủ đề của sự kiện: “Định hướng hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Nhật Bản: cùng tạo ra những đổi mới hướng đến giải pháp cho các vấn đề xã hội và xây dựng nền kinh tế xã hội bền vững”, Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp gặp gỡ, mở rộng mạng lưới kinh doanh với các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, kêu gọi đầu tư và xúc tiến du lịch.

Đây cũng là dịp để cập nhật thông tin và kinh nghiệm từ các diễn giả là Lãnh đạo Bộ, ngành, Liên đoàn Thương mại, Tổ chức Quốc tế và các học giả, các lãnh đạo doanh nghiệp uy tín về những vấn đề hai bên cùng quan tâm: (1) Nông nghiệp công nghệ cao; (2) Tăng trưởng xanh giảm phát thải các-bon, trong đó có năng lượng tái tạo; và (3) Phát triển khởi nghiệp.

Thông tin chi tiết truy cập tại: https://qhqt.vcci.com.vn/

Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Xúc tiến xuất khẩu xanh" sẽ được Bộ Công thương tổ chức vào ngày 24/11 tại Hà Nội, quy tụ 300 chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Nhằm hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại COP26, đẩy mạnh tăng trưởng xanh, phát triển xanh, góp phần thực hiện thành công Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Bộ Công thương phối hợp với dự án do chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2023.

Với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh”, diễn đàn quy mô hơn 300 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp.

Việt Nam là một trong các quốc gia có những cam kết mạnh mẽ về môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), trong đó có cam kết tiên phong đi đầu trong chuyển đổi năng lượng, cùng với chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Để đạt mục tiêu này, xanh hóa sản xuất phải được thực thi trong tất cả các mắt xích của các ngành sản xuất, gia tăng tỷ trọng hàng hóa sản xuất theo quy trình xanh hóa (giảm tiêu dùng nước, năng lượng, giảm phát thải ra môi trường, sử dụng nguyên liệu thân thiện, có khả năng tái chế cao...).

Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2023 tạo kênh đối thoại, tham vấn nhiều bên liên quan từ các tổ chức, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế để định hình, xác định các vấn đề các khó khăn, cơ hội trong phát triển thương mại xanh, đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ về thương mại xanh.

Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp đi tiên phong trong sản xuất xanh,  phát triển xuất khẩu bền vững, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh trên toàn cầu cũng được chia sẻ tại Diễn đàn này.

Việt Nam là một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 730 tỷ USD vào cuối năm 2022, trong đó xuất khẩu 371,3 tỷ USD, tăng trưởng 10,5%.

10 tháng 2023, chịu ảnh hưởng từ thương mại toàn cầu thấp, tiêu dùng còn yếu, nên xuất nhập khẩu mới đạt 558 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu giảm 7,1% (cùng kỳ đạt 313,5 tỷ USD, tăng 16,2%); nhập khẩu giảm 12,3% (cùng kỳ đạt 303,9 tỷ USD).

Xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của nước ta đều giảm mạnh, như sang Hoa Kỳ giảm 15,8%, xuất khẩu sang EU giảm 8,9% (ước đạt 36,2 tỷ USD); thị trường ASEAN giảm 6,2%, Hàn Quốc giảm 3,6%, Nhật Bản giảm 4,1%...

Cùng với thắt chặt tiêu dùng, các thị trường Hoa Kỳ, EU...còn gia tăng tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là EU đi đầu thế giới trong các nỗ lực chuyển dịch xanh và trung hòa phát thải, mới nhất từ 1/10/2023, EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với hàng hóa nhập khẩu.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydrogen. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao.  27 quốc gia thành viên EU bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023, sau đó sẽ có hiệu lực chính thức từ 2026.

Theo kế hoạch, EU đang và sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh khắt khe khác đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa từ Việt Nam. Quan trọng hơn, nhiều thị trường xuất khẩu khác cũng đang có dự kiến thực hiện các chính sách tương tự EU.

Bộ Công thương cho hay, kinh doanh có trách nhiệm và bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, bởi các yếu tố này tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm.