Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Tâm lý người tiêu dùng có cải thiện nhẹ trong quý 3 năm 2023 nhưng vẫn ở trạng thái thận trọng. Trong bối cảnh đó, theo ước tính của AC Nielsen tiêu thụ bia sụt giảm khoảng 9% trong 9 tháng đầu 2023. Các doanh nghiệp lớn của ngành bia đều báo cáo doanh thu giảm: Sabeco là 13% yoy, Habeco là 7% yoy và Heineken là 15% yoy.
Ban lãnh đạo SAB cho rằng việc thực hiện gắt gao Nghị định 100 về Nồng độ cồn cũng gây áp lực lên người tiêu dùng.
SAB là mã cổ phiếu của công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và là một trong những mã cổ phiếu ngành bia rượu tốt nhất trên sàn chứng khoán. Nhắc đến SABECO người ta sẽ nhớ đến thương vụ M&A lớn nhất tại Việt Nam khi ThaiBev mua lại 53.6% cổ phần với số tiền khổng lồ 5 tỷ USD (hơn 300.000đ/cổ phiếu).
Với hơn 140 năm hoạt động, Bia Sài Gòn đã trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam và được biết tới tại nhiều quốc gia. Năm 2015 công ty SABECO đã vươn lên là tập đoàn sản xuất bia lớn thứ 17 trên toàn thế giới và nằm trong nhóm các nhà sản xuất bia số 1 Đông Nam Á và là thành viên thứ 351 của Học viện Bia Berlin.
SABECO có năng lực sản xuất nhất trong ngành: Tổng công ty có 24 nhà máy tại tất cả các khu vực trọng điểm, tổng công suất trên 1,8 tỉ lít bia/năm.
Thông tin về hoạt động kinh doanh của SABECO
HIện tại, SABECO có hơn 26 nhà máy trên toàn quốc với tổng công suất 2 tỷ lit/năm, ngoài doanh thu đến từ bia, SABECO còn có nguồn thu từ phân phối các nguyên phụ liệu và nước giải khát.
Để đọc báo cáo tài chính của Tập đoàn SAB (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Corporation), bạn cần làm như sau:
Việc đọc và hiểu báo cáo tài chính sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của SAB và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong nhiều năm, SABECO luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước và ngành. SABECO hiện đang nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước và xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới.
Trong những năm qua, SABECO luôn duy trì được tốc độ phát triển trên 20%/năm. Với 2 loại bia chai Larue 610 ml và bia chai 33 thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển thêm 10 dòng sản phẩm, góp mặt đầy đủ trên thương trường.
Dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng Bia 333 và Bia Sài Gòn vẫn là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia tại Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan...
Trong Hội đồng Quản trị của SABECO có 1 chủ tịch và 6 thành viên, trong đó có thành viên độc lập:
Chủ tịch HĐQT: Ông Loh Poh Tiong.
Thành viên HĐQT: Ông Michael Chye Hin Fah, Bà Trần Kim Nga, Ông Lê Thanh Tuấn, Bà Ngô Minh Châu.
Thành viên HĐQT độc lập: Ông Pramoad Phornprapha và Ông Nguyễn Tiến Vỵ.
Các thành viên HĐQT của Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
Ban Tổng giám đốc SABECO gồm có:
Tổng giám đốc: Ông Neo Gim Siong Bennett
Phó tổng giám đốc: Ông Lâm Du An, Ông Koo Liang Kwee, Alan, Ông Melvyn Ng Kuan Ngee, Bà Venus Teoh Kim Wei.
Dù doanh số sụt giảm, nhưng chi phí bán hàng lại không giảm nhiều khiến tỷ lệ trên doanh thu tăng 160 bps yoy trong quý 3 năm 2023. Biên gộp quý 3 năm 2023 giảm 110 bps yoy do chi phí đầu vào tăng. Với nỗ lực kiểm soát chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, biên gộp quý 3 năm 2023 duy trì khá ổn định so với 1H 2023. Kỳ vọng biên gộp sẽ được cải thiện trong 2024 khi các hợp đồng mua nguyên liệu giá cao đã sử dụng hết.
Sabeco chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho 2024 nhưng sẽ phấn đấu để KQKD ít nhất bằng hoặc tăng trưởng nhẹ so với năm nay, tập trung vào tiếp tục kiểm soát chi phí hoạt động, quản lý sự hiệu quả của chi tiêu cho bán hàng đặt lên hàng đầu.
Dự báo KQKD 2024 với doanh thu 32.080 tỷ đồng (+4,6% yoy), lợi nhuận sau thuế - cđts 4.436 tỷ đồng (+5,2% yoy). EPS dự phóng 3.182 đồng/cp và P/E 19,8 lần.
Vậy nên nếu bạn đang muốn tìm kiếm một mã cổ phiếu an toàn, tiềm năng bổ sung cho danh mục đầu tư thì SAB là lựa chọn không tồi, có khả năng đem lại lợi nhuận tốt trong năm nay.
Cổ phiếu SAB hiện được niêm yết trên sàn HOSE (Cách mua cổ phiếu SAB an toàn, nhanh chóng). Để mua cổ phiếu của SABECO, nhà đầu tư cần mở tài khoản chứng khoán và nạp tiền vào tài khoản để giao dịch.
Khi đầu tư cổ phiếu, ưu tiên ban đầu là tìm 1 bảng giá chứng khoán dễ nhìn, dễ giao dịch, sau đó thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Bạn có thể mở tài khoản trực tiếp tại các công ty môi giới chứng khoán hoặc mở online.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán: Ví dụ tại thời điểm này, cổ phiếu SAB có giá 12.000đ/cổ phiếu thì để mua 100 cổ phiếu bạn cần nạp 1.200.000đ vào tài khoản.
Bước 3: Đặt lệnh mua: Để mua cổ phiếu hiệu quả nhất, bạn nên đặt lệnh mua tại mức giá thấp nhất bên cột dư bán, có thể đặt lệnh giới hạn (có mức giá cụ thể) hoặc lệnh thị trường (mua với mức giá tốt nhất hiện tại).
Hy vọng qua những tin tức được TOPI tổng hợp có thể giúp các bạn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như diễn biến giá cả của mã cổ phiếu SAB, nhận định xem có nên đầu tư hay không. Cổ phiếu SAB thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư do uy tín, tiềm năng phát triển, và chiến lược trả cổ tức hấp dẫn. Tuy nhiên, như với bất kỳ khoản đầu tư nào, việc nắm vững thông tin và phân tích kỹ lưỡng là quan trọng để đảm bảo quyết định đầu tư có thể mang lại lợi ích mong muốn.
Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) có tiền thân là Công ty Cổ phần Đô thị BIDV-PP được thành lập năm 2008. Công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng, vận hành và khai thác bất động sản nhà ở phức hợp. VHM là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực phát triển và chuyển nhượng bất động sản nhà ở. Hiện nay, Vinhomes đã đưa vào vận hành 27 khu đô thị tại bảy tỉnh thành trên cả nước, với hơn 97.200 căn hộ, biệt thự và nhà phố, phục vụ hơn 300.000 cư dân, tổng diện tích quỹ đất lên đến hơn 16.800 ha. VHM được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 05/2018.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), có tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn được thành lập vào năm 1997. Năm 2007, VHC chính thức chuyển đổi mô hình kinh doanh sang Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá Tra, Basa đông lạnh với các sản phẩm chính là cá tra, basa, lóc, rô phi, fillet mang thương hiệu Vĩnh hoàn. VHC là Công ty dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam từ năm 2010 đến nay, chiếm thị phần 17.07% của toàn ngành. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại các chuỗi bán lẻ danh tiếng như Walmart, Target, Trader Joe, và Kroger, và được phân phối bởi các công ty về dịch vụ thực phẩm hàng đầu của Mỹ như Sysco, Gordon Food Service, US Foods. VHC đang dẫn đầu trong số lượng các vùng nuôi đạt chứng nhận tại Việt Nam với diện tích vùng nuôi đạt chứng nhận Aquaculture Stewardship Council (ASC), Best Aquaculture Practices (BAP), Global Good Agricultural Practice (GlobalGAP) lần lượt đạt 180ha, 135ha, và 155ha. Ngày 24/12/2007, VHC chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Bia Sài Gòn vẫn là thương hiệu chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam và Sabeco được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng tốt khi toàn ngành phục hồi.
Trong giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi từ cuối năm 2022 đến nay, cổ phiếu SAB của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) có diễn biến đi ngược. Từ một mã có thị giá nằm trong danh sách đắt đỏ nhất trên sàn, SAB giảm liên tục và từng rơi xuống vùng đáy lịch sử hơn 56.000 đồng vào phiên cuối tháng 2 vừa qua. Mã chỉ thu hút lực cầu trở lại trong mấy phiên gần đây, đóng cửa phiên 7/3 ở mức giá 60.600 đồng/cp.
Với mức giá trên, vốn hoá của Sabeco trên sàn hiện đạt gần 78.000 tỷ đồng.
Việc đi xuống của giá cổ phiếu Sabeco đến từ triển vọng kém sáng sủa của ngành bia tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ giảm do kinh tế khó khăn cùng việc siết chặt quy định nồng độ cồn của người tham gia giao thông khiến doanh số bán hàng của các hãng bia "tụt dốc".
Năm 2023, doanh thu của Sabeco đạt 30.706 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước và thấp hơn cả năm 2016. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp lãi sau thuế 4.255 tỷ đồng, giảm 23%.
Trong báo cáo phân tích triển vọng Sabeco mới cập nhật, SSI ước tính tiêu thụ toàn ngành bia trong năm 2023 giảm 8-9% so với cùng kỳ. Sản lượng của SAB cũng giảm nhưng doanh thu được bù đắp một phần nhờ mức tăng giá bán trung bình (ở mức thấp một chữ số). Điểm tích cực là SAB đã tăng được thị phần ở phân khúc phổ thông và cận cao cấp.
Theo SSI, bia vẫn là đồ uống có cồn được yêu thích và công ty đang đặt cược vào sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ giúp mức tiêu thụ bia hồi phục. Ban lãnh đạo kỳ vọng mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ không giảm do người tiêu dùng sẽ quen với Nghị định 100, nhưng xu hướng tiêu dùng có thể chuyển sang uống bia có nồng độ cồn thấp hơn/vị nhẹ hơn trong tương lai.
SAB dự kiến hoàn tất hợp nhất CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco, mã SBB) vào khoảng giữa quý 2/2024, mặc dù chưa rõ về mức độ cải thiện biên lợi nhuận sau hợp nhất. Sabibeco sở hữu bia không cồn (Sagota No-Alcohol) có thể giúp người uống bia tỉnh táo, nhưng dòng bia này vẫn chưa mạnh ở thị trường Việt Nam.
SSI nhận định, mức tiêu thụ ngành bia có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc việc áp dụng quy định cấm nồng độ cồn, tốc độ thay đổi thói quen của người tiêu dùng chậm, và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Nhìn sang Trung Quốc, Chính phủ nước này áp dụng luật nồng độ cồn nghiêm ngặt trong giai đoạn 2011-2023, khiến mức tăng trưởng ngành đã chững lại đáng kể.
Do đó, đơn vị phân tích cho rằng các quy định tương tự được áp dụng tại Việt Nam sẽ là yếu tố chính khiến mức tăng trưởng chậm lại. Heineken và Carlsberg - các đối thủ cạnh tranh chính của SAB cũng bày tỏ sự không chắc chắn về tốc độ tăng trưởng sản lượng, nhưng cũng lạc quan hơn về biên lợi nhuận được cải thiện so với 2023.
SSI dự báo doanh thu thuần của SAB trong năm 2024 sẽ đạt 29.700 tỷ đồng (giảm 2,5% so với năm 2023) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.500 tỷ đồng (tăng 5%). Đồng thời hạ tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2024-2027 đối với doanh thu từ 6,7% xuống 3,5% và đối với lợi nhuận ròng từ 8,8% xuống 4,6%.
Về cổ phiếu, SSI cho rằng mức giá hiện tại của SAB đã phản ánh các tin không tốt. Bia Sài Gòn vẫn là thương hiệu thị phần cao nhất tại Việt Nam và Sabeco sẽ có mức tăng trưởng tốt khi toàn ngành phục hồi.
SAB đang giao dịch ở mức P/E 2024 là 18x, thấp hơn 1SD so với mức trung bình 5 năm (23x).
Vào cuối năm 2017, Vietnam Beverage – thành viên thuộc Thaibev đã chi đến 5 tỷ USD (khoảng 110.000 tỷ đồng) mua trọn lô 343,66 triệu cổ phiếu SAB từ đợt thoái vốn của Bộ Công Thương, qua đó chính thức nắm quyền chi phối Sabeco. Khoản đầu tư này của Thaibev thường xuyên trong trạng thái "tạm lỗ", giá trị hiện chỉ còn khoảng 42.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD).
Tuy nhiên, Thaibev đầu tư vào Sabeco với tầm nhìn dài hạn, cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam qua đó tạo bàn đạp hướng đến khu vực Đông Nam Á. “Đại gia” Thái Lan cũng nhận tiền mặt "đều như vắt tranh" từ hãng bia Việt Nam, với số tiền bỏ túi tính ra đã lên tới hơn 9.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu thành lợi