Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam,
Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam,
Châu Âu nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và chất lượng. Tuy nhiên, du học nước nào ở Châu Âu tốt nhất là vấn đề được đặt ra đối với quý vị phụ huynh có con em trong độ tuổi đến trường hoặc mong muốn tu nghiệp để phát triển sự nghiệp. Dưới đây là các gợi ý dành cho quý vị quan tâm:
Đức nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cao, học phí thấp, cơ sở vật chất hiện đại dành cho sinh viên và đặc biệt là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. Quan trọng nhất là đối với sinh viên quốc tế, hầu hết các trường đại học công lập đều không thu học phí.
Các trường đại học hàng đầu: Heidelberg University, Ludwig Maximilian University of Munich, Technical University of Munich, v.v.
Hà Lan được biết đến với hệ thống giáo dục sáng tạo và tập trung vào nghiên cứu tích hợp với các sự kiện, vấn đề và khám phá hiện tại. Tại Hà Lan, quý vị sẽ tìm thấy nhiều bằng cấp được giảng dạy bằng tiếng Anh hơn là tiếng Hà Lan và nhiều trường đại học sử dụng cùng hệ thống chấm điểm như các trường cao đẳng và đại học Mỹ.
Các trường đại học hàng đầu: University of Amsterdam, Utrecht University, University of Twente, v.v.
Tây Ban Nha nổi tiếng với môi trường thân thiện, khí hậu ấm áp, chi phí sinh hoạt và học phí phải chăng. Mặc dù nhiều sinh viên chọn đến Tây Ban Nha rất muốn học tiếng Tây Ban Nha, nhưng quý vị sẽ thấy nhiều bằng Cử nhân, Thạc sĩ và thậm chí Tiến sĩ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy. Chúng ta có thể học Khoa học xã hội, Báo chí, Khách sạn và tất nhiên là Kinh doanh vì Tây Ban Nha là nơi có một số trường kinh doanh danh giá và nổi tiếng nhất.
Các trường đại học hàng đầu: EU Business School, University of Deusto, ISDI – Digital Business School, v.v.
Nếu con cái của quý vị quan tâm đến nghệ thuật, kiến trúc hoặc lịch sử thế giới – một số lĩnh vực nghiên cứu được tìm kiếm nhiều nhất ở quốc gia này, Ý chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng. Có rất nhiều lý do để chọn Ý làm điểm đến du học, chẳng hạn chất lượng giảng dạy tuyệt vời, các thành phố xinh đẹp, ẩm thực tuyệt vời, chi phí sinh hoạt thấp và nhiều điểm tham quan hấp dẫn.
Các trường đại học hàng đầu: Politecnico di Torino, University of Siena, University of Pavia, University of Bologna, Sapienza University of Rome, v.v.
Tương tự Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có bầu không khí sôi động, thân thiện và thoải mái, đủ lý do để nhiều sinh viên nước ngoài đến đây học tập. Ngoài ra, Bồ Đào Nha còn là nơi có trường đại học lâu đời nhất trên thế giới, đặc biệt được săn đón bởi những sinh viên theo đuổi sự nghiệp ngành Khoa học xã hội, Báo chí, Luật và thậm chí là Y khoa. Lisbon và Porto chào đón số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất. Mức học phí và chi phí sinh hoạt Bồ Đào Nha được đánh giá thấp nhất khu vực.
Các trường đại học hàng đầu: Universidade Nova de Lisboa, Catholic University of Portugal, Instituto Superior Técnico
Thụy Sĩ không chỉ là vùng đất của socola hảo hạng, đồng hồ xa xỉ và là nơi có một số đỉnh núi cao nhất Châu Âu. Các trường đại học Thụy Sĩ rất chú trọng vào nghề nghiệp và nhờ danh tiếng về nghiên cứu mang tính đột phá, quốc gia này luôn thu hút được nhiều nhà khoa học tài năng. Nộp đơn xin cấp bằng ở Thụy Sĩ khá dễ dàng, nhưng quý vị phải quản lý cẩn thận chi phí sinh hoạt hàng tháng của con em mình.
Các trường đại học hàng đầu: University of Geneva, Robert Kennedy College, v.v.
Pháp là trung tâm văn hóa, nghệ thuật và thời trang của thế giới. Do đó, nếu con em của quý vị quan tâm đến thời trang thì hãy chọn các học viện và trường đại học của Pháp.
Các trường đại học hàng đầu: University of Strasbourg, University of Burgundy, v.v.
Ireland nổi tiếng với lòng hiếu khách và môi trường học tập thân thiện. Gần đây, Ireland công bố kế hoạch tăng số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học tại quốc gia này.
Các trường đại học hàng đầu: University College Dublin, University College Cork, Cork Institute of Technology, v.v.
Du học Ireland là lựa chọn phổ biến hiện nay bởi lòng hiếu khách của người dân nơi đây và môi trường học tập thân thiện giúp du học sinh quốc tế dễ dàng thích nghi
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 116/2022/NĐ-CP quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam:
Như vậy, để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:
+ Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu
+ Vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la.
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.
Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày9 tháng 5năm1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:
1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria.
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu.
Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lậpCộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,
Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Từ năm1967cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.
Năm1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" .
Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan (do sách lịch sử các nước cung cấp), nhằm mục đích:
- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuốithập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
-Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu.
- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...
- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.
Được chia làm 3 giai đoạn, từ1 tháng 7năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là:
- Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;
- Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
- Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
- Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ.
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
3. Chính sách xã hội và việc làm;
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cảVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).
Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên.
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký.
Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.
Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu.
Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.
Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
Khám phá Châu Âu gồm những nước nào, quốc gia nào thuộc Liên minh Châu Âu (EU), quý vị sẽ thấy nhiều điều thú vị. Chưa dừng lại ở đó, giữa các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Châu Âu còn có mối liên kết về quyền tự do đi lại, giao thương, đầu tư kinh doanh, v.v. từ đó thúc đẩy mỗi quốc thành viên phát triển hơn nhờ tạo điều kiện di chuyển dễ dàng trong khu vực. Vậy cụ thể thế nào, bài viết dưới đây chia sẻ thông tin đến quý vị quan tâm vấn đề này.
Châu Âu là lục địa nhỏ thứ hai trên thế giới với diện tích khoảng 10.18 triệu km2, bao gồm các bán đảo ở phía Tây của khu vực Châu Á và gần 1/15 tổng diện tích đất liền trên thế giới. Châu Âu giáp ba mặt biển gồm phía Bắc là Bắc Băng Dương, phía Tây là Đại Tây Dương và phía Nam là Biển Địa Trung Hải, Biển Đen, Vùng trũng Kuma-Manych và Biển Caspi. Ranh giới phía Đông của lục địa chạy dọc theo Dãy núi Ural và sau đó về phía Tây Nam dọc theo Sông Emba (Zhem), kết thúc ở bờ biển phía Bắc Caspi.
Các đảo và quần đảo lớn nhất Châu u bao gồm Novaya Zemlya, Franz Josef Land, Svalbard, Iceland, Quần đảo Faroe, Quần đảo Anh, Quần đảo Balearic, Corsica, Sardinia, Sicily, Malta, Crete và Síp. Các bán đảo chính của Châu Âu bao gồm Jutland và các bán đảo Scandinavia, Iberia, Ý và Balkan.
Địa lý văn hóa Châu Âu có lịch sử phát triển lâu đời của loài người và được xem là nơi khai sinh ra nền văn minh phương Tây. Ngày nay, sự giàu có về văn hóa này được sử dụng để củng cố Cộng đồng Châu Âu và được xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới như một trong những tài sản toàn cầu lớn nhất của lục địa này.
Ngôn ngữ sử dụng ở Châu Âu được chia thành 3 nhóm chính gồm Romance, Germanic, và Slavic. Trong đó:
Châu Âu là khu vực đầu tiên trong số các lục địa trên thế giới phát triển nền kinh tế hiện đại dựa trên nền nông nghiệp thương mại, phát triển công nghiệp và cung cấp các dịch vụ riêng biệt mang tính đặc trưng của khu vực.