Minh Đạt Nhựa Duy Tân Có Vợ Chưa

Minh Đạt Nhựa Duy Tân Có Vợ Chưa

Mọi sự hợp tác tốt đẹp đều bắt đầu từ một cuộc trò chuyện. Hãy liên hệ với chúng tôi, mọi mong muốn của bạn sẽ được lắng nghe.

Mọi sự hợp tác tốt đẹp đều bắt đầu từ một cuộc trò chuyện. Hãy liên hệ với chúng tôi, mọi mong muốn của bạn sẽ được lắng nghe.

HÀNH TRÌNH NHÂN SỰ TIỀM NĂNG KHÓA 8

Chương trình được thiết kế giúp các bạn dễ dàng tiếp cận công việc chuyên môn tại các Khối phòng ban với vai trò Nhân Sự Tiềm Năng. Đây là cơ hội giúp các bạn tích lũy thêm kiến thức, có góc nhìn rộng hơn về ngành và sản phẩm kinh doanh của công ty thông qua các hoạt động như: tham quan nhà máy sản xuất, showroom, tìm hiểu và làm việc tại các phòng ban chức năng, hòa chung vào các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa của một công ty Việt Nam với hơn 30 năm phát triển bền vững.

Bạn được trải nghiệm công việc thực tế qua nhiều phòng ban, khám phá tiềm năng và trải nghiệm những lĩnh vực mà bản thân chưa từng được tiếp xúc. Việc trải nghiệp qua các phòng ban khác nhau cung cấp cho Nhân Sự Tiềm Năng kiến thức tổng quan và xây dựng các mối quan hệ liên phòng ban giúp bạn hợp tác tốt hơn với các phòng ban khác trong công ty.

Cơ hội mở rộng kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác giúp có cái nhìn tổng thể hơn về công việc và làm rõ định hướng cho lộ trình phát triển sau này. Hơn thế nữa, việc trải nghiệm công việc thực tế hình thành mối tương quan giữa các cấp chuyên môn và quản lý giúp hình thành sự liên kết chặt chẽ hơn hỗ trợ trong công việc tốt nhất.

Việc trải nghiệm công việc và các dự án là cơ hội để thể hiện năng lực thật sự của bạn, đồng thời tích lũy kinh nghiệm và phát triển kiến thức chuyên môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp đã hoạch định.

Tích lũy và hoàn thiện kỹ năng mềm

Chúng tôi hiểu rằng chìa khóa quan trọng đóng góp cho sự thành công trong sự nghiệp là kỹ năng mềm. Vì vậy, song song với lộ trình phát triển kiến thức chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm, chúng tôi hoạch định lộ trình Nhân Sự Tiềm Năng sẽ bao gồm các khóa kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, hoạch định và thiết lập mục tiêu cá nhân, giải quyết vấn đề và ra quyết định,…

Để giúp sức cho các bạn tạo nên kết quả công việc hiệu quả hơn, chúng tôi thường xuyên triển khai các khóa kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết Trình, kỹ năng ra quyết định và nhiều khóa học kỹ năng khác.

Song song với chương trình đào tạo, chúng tôi hỗ trợ Nhân Sự Tiềm Năng:

Với tiêu chí “Khi bạn chủ động, chúng tôi luôn sẵn sàng”, các bạn có cơ hội học tập, trao đổi và nhận được sự chia sẻ từ Ban lãnh đạo và các Trưởng, Phó phòng ban thông qua các khóa đào tạo và buổi gặp gỡ định kỳ. Với tinh thần cải tiến liên tục, chúng tôi luôn khuyến khích các bạn chủ động chia sẻ các ý tưởng và Không ngần ngại triển khai các Phương pháp cải tiến hiệu quả.

Phương pháp đào tạo cốt lõi của chúng tôi là 70/20/10 (70% học từ công việc, 20% từ huấn luyện, hướng dẫn trực tiếp và 10% học từ các lớp đào tạo tập trung). Cách nhanh nhất để phát triển bản thân là không ngừng nỗ lực học hỏi, quan sát và luôn giữ tinh thần chủ động.

Một kết quả vượt trội chắc chắn không thể thiếu sự chủ động đến từ từng cá nhân của các bạn. Chúng tôi mong đợi từ các bạn sự chủ động học hỏi xuyên suốt phần lớn thời gian còn lại, điều mà giúp các bạn tự làm chủ được công việc và bản thân của mình.

Một mô hình thường được áp dụng cho việc Dạy & Học tại Duy Tân là Mô hình 70:20:10.

Các anh chị Mentor (người cố vấn), Coach (người hướng dẫn) và Buddy (bạn đồng hành) sẽ được phân bổ để hướng dẫn và hỗ trợ bạn xuyên suốt các giai đoạn của chương trình. Bên cạnh đó, bạn còn được lắng nghe và chia sẻ về tinh thần, giúp bạn vượt qua những thử thách và áp lực mà chương trình đặt ra.

“Cuộc chiến” không bao giờ là câu chuyện của riêng ai nhưng bạn có thể tạo nên “dấu ấn riêng” trong “cuộc chiến” đó với sự hỗ trợ từ Người cố vấn (Mentor), Người hướng dẫn (Coach) và Người đồng hành (Buddy) của Duy Tân để chinh phục những thách thức mới trong sự nghiệp phát triển của mình.

Chương Trình Nhân Sự Tiềm Năng là một hành trình thú vị được tổ chức thường niên dành cho các bạn sinh viên ưu tú mới tốt nghiệp với định hướng được đào tạo và phát triển để trở thành các nhà quản lý hoặc chuyên gia trong tương lai.

Chúng tôi tin rằng, cùng với nền tảng tốt được tích lũy từ trường đại học, chương trình Nhân Sự Tiềm Năng 2023 sẽ giúp bạn hoàn thiện cũng như nâng cao năng lực nhanh hơn và góp phần xây dựng một sự nghiệp vững chắc tại Duy Tân.

Hành trình Nhân sự Tiềm năng (12 tháng)

Hagi - cái nôi của Minh Trị Duy Tân

(TBKTSG Online) Ngày hôm sau, từ Shimonoseki tôi tìm đường đến thị trấn Hagi nơi đã sản sinh ra những bậc hào kiệt làm nên cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân (1868).

Chiếc xe lửa một toa đã đưa tôi từ Shimonoseki đến Hagi. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp bước lên lại chiếc xe lửa một toa của vùng quê heo hút. Ở đây, những người trẻ thanh lịch, điệu đàng trở thành "loài quý hiếm" vì phần lớn họ đã rời làng quê lên thành phố lớn lập nghiệp. Hành khách chỉ là những cô cậu học sinh trung học hay những ông bà luống tuổi về hưu. Nhưng bù lại tinh thần làng xã vẫn còn đậm đà trong cuộc sống người dân. Gặp nhau trong xe họ chào hỏi hết người này đến người kia, xe di động thì mặc xe nhưng họ vẫn cung kính cúi đầu nói chuyện răm ran như lâu ngày không được gặp.

Chiếc xe lửa chạy qua nhiều cánh đồng nhỏ và hẹp, những ngôi làng lưa thưa nhà cửa, thỉnh thoảng ngừng lại ở nhà ga hai mái không người kiểm soát tuềnh toàng như trạm xe bus. Xe chầm chậm tiến về phía biển Nhật Bản, bờ Tây nước Nhật. Từ xưa, bờ Đông với những đô thị lớn như Tokyo, Nagoya, Kyoto, Osaka, Kobe, Hiroshima lúc nào cũng náo nhiệt phồn thịnh. Ngược lại bờ Tây tiếp giáp biển Nhật Bản (Sea of Japan) mang một hình ảnh trầm lặng của một xã hội nông nghiệp nơi mà thời gian dường như không hiện hữu. Người Nhật khi nói nói đến bờ Tây ai cũng buột miệng bảo "Buồn lắm!". Thậm chí, hệ thống đường sắt bờ Đông được đặt tên là San-yo (Sơn dương: bề sáng của núi), trong khi bên bờ Tây gọi là San-in (Sơn âm: bề tối của núi), cái tên khi đọc lên cũng đủ làm lòng người chùng xuống. Con đường sắt San-in lọt thõm vào một dải đất một bên là núi còn bên kia là biển.

Thỉnh thoảng dọc theo đường ray những khóm nhà cũ kỹ lụp xụp với vài khoảnh ruộng cằn cỗi bị cắt đoạn bởi những ngọn đồi cây cối rậm rạp vươn dài ra tới biển. Bây giờ như vậy, lúc xưa chắc nghèo hơn. Vùng đất nghèo như có một quy luật tự nhiên là thường xuất hiện nhiều anh hùng hào kiệt đứng lên làm rung chuyển hay lật đổ một chế độ. Bất giác tôi cảm thấy rất thích cái êm đềm đáng yêu của vùng đất quê mùa này nơi chỉ thấy hoàng hôn trên biển của đất nước "mặt trời mọc". Cuối cùng thì xe cũng đến Hagi. Thị trấn này cho tôi cảm giác trở về với văn minh mặc dù ở đây dân số chỉ có vài chục ngàn người. Hagi từng là thủ phủ của Choshu và là cái nôi của Minh Trị Duy Tân mà qua bao thế hệ người dân tỉnh Yamguchi rất đỗi tự hào.

Như mọi khi, tôi lân la tìm hiểu thông tin qua những tờ rơi có bản đồ chỉ dẫn. Ở nhà ga Hagi có một văn phòng chỉ dẫn khách sạn, lữ quán, suối nước nóng và khu tham quan lịch sử cho khách thập phương. Nói là văn phòng nhưng nó chỉ là một quầy nhỏ được trông coi bởi một người quản lý. Gió bên ngoài thỉnh thoảng luồn vào khe cửa nhà ga, lạnh căm căm. "Chào cô. Hôm ngay trời lạnh quá!" tôi ngỏ lời chào không quên kèm theo một câu thòng kiểu Nhật bâng quơ nói chuyện thời tiết. Cô quản lý thanh lịch ngước mắt nhìn tôi và đứng dậy cúi đầu chào. Với chất giọng tiếng Nhật của tôi,  cô hơi ngạc nhiên về sự tò mò của một người nước ngoài về lịch sử Nhật Bản. Khi giải thích nguyên nhân là từ bộ phim "Truyện Ryoma" của đài NHK thì cô ta gật gù thông cảm và giảng cho tôi nghe một bài lịch sử ngắn gọn về thị trấn Hagi, sau đó tận tình chỉ dẫn những khu di tích và cũng không quên kể những nơi mà Ryoma đã nhiều lần đến Hagi gặp các samurai lãnh đạo của Choshu bàn chiến lược để lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa.

Hagi nằm trong vùng đất nghèo nhưng nhờ địa thế gần Triều Tiên và Trung Quốc nên từ xưa đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh đại lục. Cho đến bây giờ phần lớn dân Hagi vẫn sống bằng nghề nông và thủ công nghệ gốm sứ. Cô quản lý nhắc đến dòng họ Mori làm phiên chủ Choshu trong một thời gian dài hơn 200 năm và có những đóng góp rất lớn vào sự hùng mạnh của Choshu. Trước khi di chuyển quyền lực về Shimonoseki dòng họ Mori chọn Hagi làm nơi đóng đô và xây thành Hagi, biểu tượng trung tâm quyền lực của Choshu vào thế kỷ thứ 17. Trong thời kỳ chiến quốc, Mori là bại tướng trước thế lực của Tokugawa nên phải cắn răng làm thân phận bề tôi cắt đất dâng cho kẻ chiến thắng rồi rút về Hagi. Con cháu dòng Mori đến mãi 250 năm sau vẫn còn ấm ức không quên mối hận xưa, chiêu binh mãi mã chờ ngày phục hận. Vì vậy, Choshu-han là một trong những phiên hùng mạnh có lắm samurai tài giỏi chỉ huy những đoàn quân thiện chiến nhất nhì trong thời kỳ Mạc phủ. Ngoài dòng họ Mori, trong câu chuyện có một nhân vật đặc biệt được nhắc đến là Yoshida Shoin mà cô quản lý trân trọng gọi là "Shoin Sensei" (Shoin tiên sinh). Ông là người gieo mầm cách mạng và cũng là người thầy tạo dựng nên những chí sĩ yêu nước làm nên Minh Trị Duy Tân.

Nền văn minh chói lòa Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của tầng lớp samurai. Như ở Việt Nam và Trung Hoa, Tướng quân (Shogun) Tokugawa dùng Tống Nho của Chu Hy để củng cố quyền hành. Samurai của thời Tokugawa vốn là võ sĩ nhưng cũng được khuyến khích học văn, một tay cầm kiếm một tay cầm sách, văn võ song toàn [4]. Các bậc đại trí samurai từ đầu đã bài bác thậm chí chế diễu tư tuởng Tống Nho, nhưng họ chấp nhận tư tưởng "thực học" của Vương Dương Minh thuộc trường phái tân Nho học đời Minh. "Dương Minh Học" chủ trương "tri hành hợp nhất"; "tri là khởi đầu của hành, hành là kết quả của tri". Yoshida Shoin cũng như các sĩ phu Nhật Bản lúc bấy giờ là môn đồ của "Dương Minh Học". Ông vừa là một samurai vừa là một học giả và cũng là một nhà giáo. Theo ông, nước Nhật trải qua một thời gian hòa bình hơn 250 năm nên thanh kiếm của người võ sĩ đã rỉ sét, tinh thần võ sĩ đạo bị thui chột, còn giai cấp thượng lưu, quan quyền thì ngày ngày thân xác sống trên nhung lụa, miệng thích sơn hào hải vị, tay thích ôm gái đẹp. Xã hội ngày càng phân cực giàu nghèo, lòng dân hoang mang vì nghèo đói và thiên tai. Từ lúc còn rất trẻ (18 tuổi) Shoin đã nhận ra sự thối nát của chế độ đi đôi với sự tụt hậu của giáo dục và đề xướng những cải cách giáo dục để canh tân đất nước.

Khi những chiếc tàu hơi nước phương Tây xuất hiện trên sóng biển phương Đông và tin tức nhà Thanh đại bại trong hai cuộc chiến tranh Nha phiến bay đến xứ sở Phù Tang thì tầng lớp samurai bắt đầu hoài nghi sức mạnh của Nho học. Mãi đến đầu thế kỷ 20 khi Tú Xương còn trong nỗi niềm luyến tiếc Nho học thốt lên "Cái học nhà nho đã hỏng rồi. Mười người đi học chín người thôi" thì người Nhật đã thức tỉnh sớm hơn 100 năm và tiếp thu văn hóa phương Tây một cách tích cực và tự nguyện. Trước khi tàu của Perry đến Nhật (1853), Nagasaki đã là một trung tâm Lan học; cái học của nước Hà Lan mà bây giờ người ta gọi là Khoa học. Trường tư (juku) dạy Lan học lan rộng cả nước. Những chí sĩ không phân biệt giai cấp "sĩ nông công thương" đến Nagasaki tiếp thu Lan học khi trở về quê quán họ mở trường thu nhận học trò cũng không phân biệt giai cấp. "Juku" Lan học đã thổi vào xã hội phong kiến Nhật Bản một luồng gió mới làm lay chuyển tận gốc nền giáo dục Khổng Mạnh đã thống trị tư duy người Nhật hơn một ngàn năm.

Khi chiếc tàu hơi nước của đề đốc Perry cặp bến Uraga (1853) gần Edo (Tokyo) nó trở thành một nguy cơ làm rúng động toàn nước Nhật. Nhưng trong cái "nguy cơ" lại tiềm tàng "cơ hội" và "thời cơ". Như một giọt nước tràn, nó đặt tầng lớp samurai trước hai lựa chọn "canh tân" hay "tụt hậu". Lúc đó Shoin 23 tuổi và Ryoma vừa 17. Perry yêu cầu Tướng quân Tokugawa mở cửa thông thương và ép buộc chính quyền Mạc phủ ký hiệp ước bất bình đẳng mà không có sự đồng ý của Thiên hoàng. Điều này làm cho tầng lớp samurai, nhất là các samurai cấp dưới, căm phẫn. Họ vừa căm phẫn vừa hoảng sợ nhưng lại cực kỳ tò mò muốn tìm hiểu và mô phỏng công nghệ phương Tây. Bản thân Shoin, Ryoma cũng như các samurai thức thời khác đã nghe được nhiều tin đồn về cái học phương Tây có sức mạnh thực dụng hơn cả "thực học" Vương Dương Minh. Chiếc tàu đen chạy bằng hơi nước của Perry và sau này những chiếc tàu khác của Anh, Pháp, Nga quả là những con thủy quái đáng sợ. "Truyện Ryoma" diễn tả lòng nhiệt huyết của người thanh niên Ryoma chưa quá đôi mươi nhưng khi thấy chiếc tàu đen của bọn "hồng mao man di" thì ngày đêm bị ám ảnh bởi chiếc tàu chạy sầm sập, phun khói phì phì từ cái ống khói khổng lồ và mơ được đóng tàu hơi nước giống phương Tây. Sau này Ryoma thực hiện được ước mơ của mình, thiết lập hải quân và làm công ty thương thuyền.

Shoin cũng cuồng nhiệt không kém. Khi chiếc tàu đen của Perry cập bến Ugawa (1853) Shoin đang ở Edo vượt đường xa chứng kiến tận mắt chiếc tàu đen của Perry. Ông bơi thuyền leo lên tàu Perry định "vượt biên" sang Mỹ thì bị đuổi về. Chính quyền Mạc phủ bắt ông bỏ tù vì tội vượt biên phản quốc, sau đó được thả. Ông trở về Hagi dạy học tại trường Tùng Hạ, gieo mầm cách mạng, đào tạo những môn sinh xuất sắc cho cuộc duy tân. Ông bị bắt và bị chém đầu ở tuổi 29 vì tội mưu sát một viên chức cao cấp và tổ chức lật đổ chính quyền Mạc phủ.

Chiếc tàu đen của Perry không những đã làm các samurai kinh ngạc về khoa học kỹ thuật mà còn khiến họ ngẩn ngơ về khái niệm xã hội và chính trị phương Tây. Lần đầu tiên các samurai mới biết ở nửa vòng kia thế giới có một nước có tên là "Á Mễ Lợi Á" (America). Ở cái nước "Mễ Quốc" đó ai cũng có thể trở thành tổng thống không cần phải thuộc giai cấp nào miễn là tài giỏi và ai cũng có thể làm giàu miễn là có tài kinh doanh. Ơ … cái bọn "thương" hạ cấp kia lại được tôn vinh tại "Mễ Quốc" à? Họ nhìn nhau gãi đầu bối rối. Các samurai lại cùng nhau tranh luận cái khái niệm "đê-mô-ku-ra-chi" (democracy) mà sau này họ dịch ra là minshu shugi (dân chủ chủ nghĩa).

Bản thân Ryoma rất ngạc nhiên khi đọc được dòng chữ "mọi người sinh ra đều bình đẳng" trong Hiến pháp Hoa Kỳ, một tư tưởng đầy mới lạ khiến ông mơ tưởng một xã hội Nhật Bản bình đẳng dân chủ không còn "sĩ nông công thương". Hoạt động chính trị của ông còn lấn qua ngành "thương". Thật đơn giản, vì muốn làm chính trị thì trước nhất phải có tiền. Ông bỏ qua những lời dèm pha, dấn thân làm "con buôn" cùng đàn em thành lập công ty doanh thương (trading company) mướn tàu chở hàng hoá từ quê hương Tosa bán cho Nagasaki. Trong nhóm này có một nhân vật tên là Iwasaki Yataro. Yataro, một samurai cùng quê hương Tosa và đồng hành với Ryoma, cùng hợp tác với Ryoma làm công ty thương thuyền. Sau khi Ryoma bị ám sát Yataro tiếp tục làm ăn và trở thành người sáng lập công ty Mitsubishi nổi tiếng thế giới. Yataro được diễn tả trong phim là một samurai nghèo khổ, nông nổi nhưng ham học. Mặt mũi ông ta lúc nào cũng lem luốt, đầu tóc rối bời với hai hàm răng bựa. Nghe đâu công ty Mitsubishi viết thư than phiền đài NHK xuyên tạc sự thật, rằng ông chủ Yataro vốn là người ăn ở sạch sẽ không đến nỗi bê bối đến vậy!

Đón xem kỳ cuối: Những anh hùng samurai

Chú thích: [4]. Nguyễn Xuân Xanh, "Tại sao người Nhật mê đọc sách", http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/tai-sao-nguoi-nhat-me-111oc-sach