Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Ngày của Mẹ phổ biến nhất được kỷ niệm vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Theo cách tính này, Ngày của Mẹ năm 2024 sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 12/5.
Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Thời xưa, ngày này thường được tổ chức vào mùa Xuân. Lúc bấy giờ, người Hy Lạp thường tổ chức long trọng sự kiện này để tri ân những người mẹ, đặc biệt là thần Rhea - người mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên, một số thông tin khác lại cho rằng Ngày của Mẹ bắt nguồn từ nước Anh. Sự kiện này được tổ chức thường niên trước lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày nhằm tri ân những người mẹ. Trong dịp này, các em nhỏ thường tặng hoa và bánh trái cho mẹ của mình. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX, sự kiện này không còn xuất hiện nhiều nữa.
Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX, theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis ở Philadelphia. Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho bà.
Có thông tin cho rằng, Anna nhận thấy thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ, nên cô đã quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ sự kiên trì của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm là Ngày của Mẹ.
Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con thường hướng về mẹ, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình.
Tại Việt Nam, bên cạnh các ngày lễ như 8/3, 20/10 hay Vu Lan báo hiếu, Ngày của Mẹ là dịp để mỗi người con tri ân công ơn dưỡng dục của mẹ. Đây cũng là dịp để mỗi người thể hiện tình cảm, tấm lòng hiếu thảo của mình với mẹ.
Tài Phạm đã đi gần một vòng Đài Loan trong 6 ngày để khám phá cảnh sắc của hòn đảo này.
Kế hoạch ban đầu của Tài, một blogger du lịch, là chinh phục Ngọc Sơn (3.952 m), ngọn núi cao nhất Đài Loan. Tuy nhiên, anh sau đó thay đổi lịch trình với mục tiêu đi một vòng Đài Loan. "Tôi muốn nhìn từ những nơi giản dị, hoang sơ nhất đến phố phường tấp nập, xem Đài Loan khác gì với Việt Nam", Tài nói.
Hành trình 6 ngày khám phá Đài Loan (24 - 29/6) của Tài bắt đầu từ Đài Nam, đi qua Cao Hùng, Bình Đông, Đài Đông, Hoa Liên, Đài Trung và kết thúc ở Đài Bắc. Tổng quãng đường dài gần 1.000 km.
Bản đồ hành trình của Tài trong 6 ngày.
Ở địa điểm đầu tiên, Đài Nam thể hiện rõ sự nhộn nhịp của chốn thành thị với những khu phố sầm uất, những chiếc tàu cao tốc phóng vụt qua. Với Cao Hùng là cảnh thành phố lên đèn lung linh khi nhìn từ đỉnh núi Dagang Shan.
Đài Đông lại như một vùng quê yên bình với những cánh đồng lúa, hàng cây ven đường, bãi biển hoang sơ. Tại Đài Trung, anh ghé thăm Bảo tàng Mỹ thuật Đài Loan để chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật được trưng bày ở khuôn viên và trong bảo tàng. Làng Cầu Vồng là địa điểm du lịch nổi tiếng ở trung tâm thành phố Đài Trung. Ngôi làng được một cựu quân nhân trang trí bằng những hình vẽ rực rỡ sắc màu trên tường, thu hút hơn 2 triệu khách mỗi năm trước đại dịch Covid - 19, theo CNN.
Hoa Liên là nơi Tài yêu thích nhất bởi vẻ đẹp dịu dàng và bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn so với các tỉnh khác. Tại đây Tài đến công viên quốc gia Thái Lỗ Các để chiêm ngưỡng hẻm núi Taroko và dòng sông Liwu màu xanh ngọc uốn lượn chảy qua những tảng đá cẩm thạch khổng lồ. Đèo Hehuan (ở độ cao 3416 m) đối với Tài là "đoạn đường vô thực" có khung cảnh ảo diệu khi từng tầng mây trắng cuồn cuộn đổ xuống nhưng vẫn để lại một khoảng trống của con đường để chạy qua.
Hoa Liên còn có bãi biển Thất Tinh Đàm (Qixingtan) với bãi sỏi nhiều màu sắc và kích cỡ, biển xanh, gió lộng và nắng vàng. Khung cảnh yên bình nơi đây thích hợp để đi dạo, ngắm bình minh và hoàng hôn.
Điểm cuối của hành trình, Đài Bắc là thành phố lớn và phát triển nhất của Đài Loan. Đài Bắc hoa lệ và tấp nập, với nhịp sống hiện đại. Tài chọn đến Cơ Long, một thành phố nằm ven biển, có cảng cá Zhengbin với những ngôi nhà nhiều màu sắc cùng công viên Đảo Hòa Bình, nơi có những tảng đá bị xói mòn do nước biển tạo thành hình thù lạ mắt và một mái đình nhỏ.
Làng cổ Cửu Phần là một ngôi làng nhỏ lâu đời tọa lạc trên núi Cơ Long, là "Vùng đất linh hồn" (phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Ghibli, Nhật Bản) ngoài đời thực. "Ngôi làng mang nét đẹp cổ kính, có phần giống phố cổ Hội An với những chiếc đèn lồng được treo khắp nơi. Cảnh hoàng hôn buông xuống, những ngôi nhà nằm trên sườn núi chìm trong ánh nắng vàng ruộm của buổi chiều tà như món quà cuối cùng của chuyến đi", Tài nói.
Ngoài trải nghiệm ngắm cảnh, Tài cũng không bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những món ẩm thực đường phố tại các chợ địa phương. Đài Nam, Đài Trung hay Hoa Liên đều có những món ăn khác nhau như thịt nướng, há cảo, trứng hấp, trứng cá hồi, nhưng hầu như nơi nào cũng có trà sữa và đậu phụ thối. Giá cả dao động khoảng 50 - 100 Đài tệ tùy món, không quá đắt theo đánh giá của anh.
Đi cùng Tài những ngày đầu, Thảo Nhi, đang sống và làm việc tại Đài Loan cảm thấy bất ngờ vì không biết Đài Loan có những nơi như vậy.
"Đã lâu rồi tôi mới có cảm giác đi du lịch thực sự khi được trải nghiệm, được nhìn ngắm và tận hưởng, vẫy vùng giữa thiên nhiên và thưởng thức đồ ăn ngon", Nhi nói.
Theo Tài, khung cảnh thiên nhiên của Việt Nam "vẫn nhỉnh hơn" so với Đài Loan. Nhưng đổi lại, cuộc sống về đêm ở đây sôi động hơn với những hàng quán, chợ đêm, những con phố tấp nập người qua lại dù đồng hồ đã điểm sang ngày mới. Hệ thống giao thông ở Đài Loan hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian. Theo kinh nghiệm của anh, khi di chuyển sang tỉnh khác nên dùng tàu cao tốc, di chuyển trong tỉnh nên dùng xe buýt hoặc MRT, hạn chế sử dụng taxi vì giá thành khá cao.
Chuyến đi với mục đích chủ yếu là ngắm cảnh và trải nghiệm nên Tài tối giản chi phí bằng cách không ăn, ở những nơi đắt đỏ. Tổng chi phí chuyến đi hết gần 16 triệu đồng, trong đó 4 triệu tiền vé máy bay khứ hồi (TP HCM - Đài Bắc), 2 triệu tiền phòng, 4 triệu tiền di chuyển, còn lại là tiền ăn và các chi phí khác.
Thảo Nhi cho biết từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa hè ở Đài Loan nên nhiệt độ dao động trong khoảng 35 độ C, trời nắng nóng nhưng không quá gắt, thường có mưa. Cao điểm du lịch Đài Loan rơi vào mùa xuân, tháng 2 - 4 và mùa thu, tháng 9 - 11. Nếu đi vào thời điểm này, du khách nên làm thủ tục xin visa và đặt vé, đặt phòng sớm.
Hiện Đài Loan có chương trình rút thăm may mắn tại sân bay cho những du khách đăng ký trên website từ một đến 7 ngày trước khi nhập cảnh. Phần thưởng cho người trúng giải là 5000 Đài tệ (khoảng 3,8 triệu đồng). Hoạt động chỉ áp dụng tại các sân bay Đào Viên, Tùng Sơn (Đài Bắc), Đài Trung và Cao Hùng, theo trang web Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam.
Cảnh báo dịch bệnh cấp độ ba trên toàn Đài Loan đã được gia hạn thời gian áp dụng ba lần kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng Năm, chính phủ kêu gọi toàn dân hạn chế đi ra bên ngoài và ở yên trong nhà phòng dịch. Nhưng đến nay, có rất nhiều người ngày càng không thể chịu đựng được cuộc sống suốt ngày phải ở nhà trong một thời gian dài. Phim điện ảnh《徘徊年代》 (Tháng ngày trăn trở) của Đài Loan đã khởi động một dự án 「雙語心防疫」(Đồng tâm phòng chống dịch bệnh song ngữ), nam diễn viên chính Giang Thường Huy (江常輝)và hai nữ diễn viên chính gốc Việt là Annie Nguyễn Ngọc Ánh và Nguyễn Thu Hằng cùng quay các clip ngắn sử dụng hai loại ngôn ngữ để cổ vũ động viên mọi người với thông điệp: "Bất luận bạn đang ở đâu, bất luận bạn đang sử dụng loại ngôn ngữ nào, chúng ta hãy cùng đồng tâm phòng chống dịch bệnh".
Xem thêm: Chợ đêm áp dụng biện pháp kiểm soát lượng người ra vào dựa theo “số cuối trên thẻ căn cước”
Phim điện ảnh《徘徊年代》 (Tháng ngày trăn trở) gần đây đã cho ra mắt các đoạn clip ngắn do ba diễn viên chính của phim quay lại để cổ vũ động viên người dân chống dịch, mỗi một diễn viên sẽ dùng hai loại ngôn ngữ mà họ yêu thích để quay clip. Nam diễn viên chính Giang Thường Huy thì mô tả cuộc sống phòng chống dịch bệnh thường ngày của anh bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Nữ diễn viên chính Annie Nguyễn thì lại sử dụng tiếng Việt và tiếng Đài để bày tỏ sự kính phục những người dù trong thời gian dịch bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn phải làm việc ở bên ngoài và kiên định với nhiệm vụ của họ. Nữ diễn viên chính Nguyễn Thu Hằng thì lại chọn tiếng Hoa và tiếng Việt để cầu chúc cho những ai đang phòng dịch ở nhà sẽ luôn giữ được tâm thế bình tĩnh.
Phim điện ảnh《徘徊年代》 (Tháng ngày trăn trở) gần đây đã cho ra mắt các đoạn clip ngắn do ba diễn viên chính của phim quay lại để cổ vũ động viên người dân chống dịch. (Nguồn ảnh: trang fanpage Facebook「徘徊年代 Days Before the Millennium」)
Nữ diễn viên chính Annie Nguyễn Ngọc Ánh đã đến Đài Loan được 16 năm và đã sở hữu một số tác phẩm điện ảnh, với tác phẩm điện ảnh lần này cô đã thể hiện rất nhiều kỹ năng diễn xuất đáng kinh ngạc của mình. Sau khi đến Đài Loan, cô gia nhập đoàn ca kịch dân gian Đài Loan Tân Lệ Mỹ (新麗美歌仔戲團) của gia đình nhà chồng và trở thành một đào chính của đoàn, vì vậy cô đã luyện tập tiếng Đài một cách lưu loát. Trong đoạn clip, cô thậm chí có thể đọc trôi chảy những từ mà tiếng Đài rất ít dùng đến như "khẩu trang", "phòng chống dịch bệnh" khiến nhiều người Đài Loan rất khâm phục.
Xem thêm: Cần chú ý đến các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Modena
Một nhân vật nữ chính gốc Việt khác là Nguyễn Thu Hằng, sau khi đến Đài Loan để du học cô đã ở lại Đài Loan để sinh sống và làm việc. Cô là chủ nhân của kênh YouTube「Hang TV─越南夯台灣」chia sẻ cuộc sống ở Đài Loan và dạy tiếng Việt. Lần đầu tiên thử sức với phim điện ảnh, Thu Hằng vào vai một thám tử, cô cười và nói rằng hình tượng nhân vật khác xa rất nhiều so với tính cách ngoài đời thực của cô.
“Tháng ngày trăn trở” mô tả những trải nghiệm cuộc sống của những di dân mới đến từ Đông Nam Á kết hôn qua Đài Loan. Phim cũng tái hiện những thay đổi nhanh chóng trong xã hội Đài Loan từ năm 1990 đến năm 2000. Phim kể câu chuyện về một di dân mới và sự liên kết số phận của những người dân địa phương. Phim sử dụng nhiều đoạn đối thoại bằng tiếng Đài, tiếng Việt và tiếng Hoa làm nổi bật bối cảnh đa ngôn ngữ giao thoa của Đài Loan. Đoàn làm phim cũng nhân cơ hội này để truyền tải tới tất cả mọi người rằng tại vùng đất này, những di dân mới đến từ khắp nơi trên thế giới đều cũng giống như những người dân Đài Loan bản địa. Mỗi khi phải đương đầu với khó khăn thì đều cùng đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng vượt qua khó khăn. Để biết thêm thông tin về phim điện ảnh “Tháng ngày trăn trở” xin mời truy cập vào trang fanpage Facebook「徘徊年代 Days Before the Millennium」.