Nhà Máy Đóng Tàu Hạ Long Sau Bão

Nhà Máy Đóng Tàu Hạ Long Sau Bão

Tàu chìm, khách sạn vẫn mất điện, việc sửa chữa khắc phục kéo dài, tốn tiền tỷ là loạt khó khăn các cơ sở du lịch ở Hạ Long phải đối mặt khi đón khách trở lại sau bão Yagi.

Tàu chìm, khách sạn vẫn mất điện, việc sửa chữa khắc phục kéo dài, tốn tiền tỷ là loạt khó khăn các cơ sở du lịch ở Hạ Long phải đối mặt khi đón khách trở lại sau bão Yagi.

Đóng cọc Nhà máy Đóng tàu Thịnh Long - Nam Định

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thịnh Long

Hạng mục: Đóng cọc BTCT  D450mm

Địa điểm:Nhà máy đóng tàu Thinh Long 1 - Thịnh Long - Hải Hậu - Nam Định

Chỉ sau vài tiếng đồng hồ bão số 3 càn quét, Hạ Long - thành phố du lịch hiện đại, sầm uất bậc nhất cả nước trở nên hoang tàn, xơ xác.

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 3 đã khiến 28 tàu du lịch và 2 tàu chuyển tải phục vụ tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long bị chìm, đắm. Hạ tầng của Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và Cảng tàu quốc tế Tuần Châu cùng nhiều tàu, du thuyền khác cũng bị hư hại... Chỉ tính riêng tại Cảng Tuần Châu đã có 23 tàu du lịch bị đắm, nhiều nhất là tại âu neo đậu số 2 của cảng.

Đứng bần thần nhìn khối tài sản tiền tỷ đang chìm trong nước ở khu vực Cảng Tuần Châu, ông Nguyễn Đức Triệu (42 tuổi, chủ đội tàu du lịch B.T.) xót xa chia sẻ, cơn bão mạnh đã làm 6 tàu du lịch của ông bị chìm. Gió và sóng lớn khiến phần đuôi tàu bị nước biển tràn vào gây chìm.

"Ước tính thiệt hại mỗi chiếc khoảng 2 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu, chưa tính tiền sửa chữa. Để hoạt động lại được cũng phải mất 1 tháng. Việc khó khăn nhất lúc này là tìm vớt các loại giấy tờ quan trọng của tàu và thuyền viên...”, ông Triệu ngậm ngùi.

Nhiều chủ tàu bị thiệt hại chia sẻ, cơn bão thực sự là một kiếp nạn lớn đối với người làm du lịch. Khó khăn lắm mới vực lại sau đại dịch Covid-19, nợ ngân hàng đầu tư vào con tàu chưa trả xong thì nay "chiếc cần câu cơm" cũng bị gãy.

Gió bão mạnh đã khiến hầu hết các cơ sở lưu trú từ khách sạn cao cấp 4 - 5 sao, đến nhà nghỉ trên địa bàn thành phố bị vỡ kính, vỡ ngói; sập, hỏng trần; hư hại khu vực sảnh đón tiếp, nhà hàng, quầy bar, khu vực phụ trợ… hệ thống cây xanh, điện, nước bị thiệt hại nặng.

Bà Đỗ Diệu Linh, Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Luxury Hạ Long Center chia sẻ: Mặc dù đơn vị cũng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với cơn bão, tuy nhiên do sức gió quá mạnh cùng với việc khách sạn cao tầng nằm gần biển nên đã chịu thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất, ước tính hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, rất may không có thiệt hại về người bởi ngay trước khi bão đổ bộ, đơn vị đã di tản toàn bộ khách hàng lưu trú và nhân sự đến nơi an toàn.

Đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống và các cửa hàng, điểm mua sắm,... sử dụng vật liệu khung thép, mái tôn, vật liệu đơn giản thì đa số đều bị sập, tốc bay mái hay đổ vỡ, hư hỏng nặng. Nhiều cơ sở không có khả năng sửa chữa lại để kinh doanh do đã bị hư hỏng hoàn toàn.

Tất bật dọn dẹp nhà hàng gần như đã bị đổ sập hoàn toàn do bão số 3, chị Vũ Vân Dung, chủ nhà hàng Bảo Ngân 2 (đường Hoàng Quốc Việt, phường Bãi Cháy) chia sẻ: Mặc dù trước khi bão số 3 đổ bộ đã cho nhân viên gia cố, chằng néo mái, cửa, vật dụng thật kỹ nhưng cơn bão quá khủng khiếp nên nhà hàng bị hư hỏng nặng nề, ước tính thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng.

May mắn hơn chị Dung, cơ sở của anh Lê Đức Hiếu, chủ nhà hàng Đại Cát (khu phố cổ Hạ Long, phường Bãi Cháy) chịu thiệt hại ít hơn, thế nhưng con số ước tính cũng phải hơn 100 triệu đồng. Anh Hiếu chia sẻ, nhà hàng do mấy anh em cùng góp vốn, có vay cả ngân hàng để gây dựng nên. Trước đó nghỉ dịch Covid-19 đã khó khăn rồi, giờ thiệt hại do bão số 3 lại càng khó khăn hơn...

Không chỉ riêng chị Dung và anh Hiếu, nhiều chủ cơ sở dịch vụ du lịch đều có chung nguyện vọng mong các cấp chính quyền có cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ người dân để có thể trở lại hoạt động, kinh doanh bình thường trong thời gian sớm nhất có thể.

Ngoài các cơ sở lưu trú, ăn uống... Các điểm du lịch nổi tiếng tại TP Hạ Long như Bảo tàng Quảng Ninh, Cung Quy hoạch và Hội chợ Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Công viên Sunworld, Khu du lịch Tuần Châu… cũng bị thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất cần nhiều thời gian để khắc phục.

Tại khu vực vịnh Hạ Long, hầu hết các điểm quản lý, điều hành của Ban quản lý vịnh bị tốc mái, hư hỏng, chìm đắm. Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn bị hư hỏng nặng, 15 nhà bè bảo tồn tại Cửa Vạn bị chìm hoàn toàn. Lan can đá cầu bến dẫn lên Động Thiên Cung bị gẫy đổ. Nhiều thiết bị máy móc, biển, bảng nội quy bị gãy hỏng; cây cảnh tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long bị gãy đổ gần như hoàn toàn. Tài sản của người dân, doanh nghiệp trên vịnh tại các điểm dịch vụ (chèo đò, kayak) của các đơn vị dịch vụ trên vịnh Hạ Long bị phá hủy hoàn toàn...

Điều này không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài sản, tiền của mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan của Hạ Long, bộ mặt của thủ phủ du lịch Quảng Ninh và việc thu hút khách du lịch.

Hiện nay, việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 đang là nhiệm vụ quan trọng nhất của TP Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cấp các ngành và lực lượng chức năng, các đơn vị, cơ sở dịch vụ du lịch đang khẩn trương khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong và ngoài cơ sở kinh doanh; sửa chữa những hư hỏng, ổn định tình hình để phục vụ khách.

"Chúng tôi đang cố gắng duy trì, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để phục vụ du khách đang lưu trú tại khách sạn. Đồng thời giải thích để khách hàng hiểu, thông cảm cho việc một số dịch vụ ngoài trời như bể bơi, spa,.. và cảnh quan môi trường của khách sạn phải tạm dừng hoạt động vì ảnh hưởng do bão số 3", bà Đỗ Diệu Linh cho biết.

Ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long thông tin: Cảng tàu khách quốc tế là cửa ngõ đón khách tham quan vịnh Hạ Long nên ngay sau bão chúng tôi đã bắt tay vào sửa chữa, gia cố một số hạng mục bị hư hỏng do bão, dọn dẹp cây xanh gãy đổ. Đồng thời, dốc toàn lực kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, hệ thống bến cảng… để đưa vào vận hành. Đến nay, bến tàu số 1, 2 đã vận hành bình thường, đảm bảo an toàn khai thác. Nhiều tàu du lịch đã quay trở lại neo đậu tại bến cảng sau thời gian tạm di trú tránh bão.

“An toàn của đội ngũ và của du khách là yêu cầu số 1 của chúng tôi. Sau khi khảo sát, đánh giá hiện trạng và khắc phục đầy đủ, chúng tôi sẽ sớm mở cửa trở lại công viên để đón khách trong điều kiện đảm bảo an toàn tuyệt đối với những trải nghiệm tốt nhất”, đại diện Công viên Sun World Hạ Long chia sẻ.

Ngành du lịch Hạ Long đang nỗ lực gượng dậy sau bão để tiếp tục kiên định bước đi trên con đường xây dựng Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế...