Khái niệm Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu là gì?, những tiêu chuẩn kỹ thuật cho mặt hàng này ra sao cho từng thị trường cà phê xuất khẩu là những điều mà các đối tác xuất khẩu cà phê tìm kiếm mỗi khi có bạn hàng tìm hiểu mua sản phẩm, tuy nhiên những thông tin này chưa được chia sẻ rộng rãi và không có tính hệ thống trong khi Việt Nam được biết đến như một trong những cường quốc xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với hơn 90% sản lượng cà phê là dành cho xuất khẩu đem về kim ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 2,7 tỷ USD (2020).
Khái niệm Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu là gì?, những tiêu chuẩn kỹ thuật cho mặt hàng này ra sao cho từng thị trường cà phê xuất khẩu là những điều mà các đối tác xuất khẩu cà phê tìm kiếm mỗi khi có bạn hàng tìm hiểu mua sản phẩm, tuy nhiên những thông tin này chưa được chia sẻ rộng rãi và không có tính hệ thống trong khi Việt Nam được biết đến như một trong những cường quốc xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với hơn 90% sản lượng cà phê là dành cho xuất khẩu đem về kim ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 2,7 tỷ USD (2020).
Tỷ lệ hạt đen,vỡ (Black& Broken beans) : 2% max
Tỷ lệ tạp chất (Foreign matter) : 0.5 % max
Tỷ lệ hạt lạ ( Other coffee beans) : 0.5% max
Tối thiểu 90% trên sàng ( >90% on Screen No.) : 18 (7.1mm)
Quy cách đóng gói ( Packing) : 60kg trong bao đầy
Tiêu chuẩn xuất khẩu (19.2 tấn/container)
Tối thiểu 90% trên sàng : 16 (6.3mm)
Quy cách đóng gói : 60kg trong bao đầy
Tiêu chuẩn xuất khẩu (19.2 tấn/container)
• Độ ẩm (M – Moisture): nhỏ hơn hoặc bằng 12,5% • Tỷ lệ nhân lỗi hạt đen, vỡ (BB – Black& Broken beans): 2% max • Tỷ lệ tạp chất (FM – Foreign Matter): 0.5 % max • Quy cách đóng gói, bảo quản (Packaging): bao PP hoặc Jute bag – 60kg • Khối lượng: 1 container 20ft (19,2 tấn)
Bạn đang cần hàng mẫu cho quán cà phê, nguồn cung cấp cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu?Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Và khi nói đến đây thì thì bạn các cũng đã hiểu rằng Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu loại 1 chính là tiêu chuẩn cao nhất đối với phân khúc cà phê thương mại. Những tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê nhân xuất khẩu cũng chính là tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào tương ứng cho các nhà rang xay xuất khẩu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất phân phối cà phê rang xay tại đây nhé nhé >>> Quy trình sản xuất cà phê rang xay >>>
Nhật Bản nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam bên cạnh Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.
Tiêu chuẩn Global Gap và hữu cơ Organic được các nhà nhập khẩu từ Nhật Bản yêu cầu khi mua cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên tùy theo từng khách hàng riêng biệt, sự khác nhau về văn hóa ngôn ngữ sẽ có những yêu cầu khắt khe khác nhau đặc biệt chú trọng đến tính cam kết, quy trình sản xuất và kèm theo đó là uy tín của đối tác.
Trước đây Trung Quốc được xem là thị trường tương đối dễ tính và nhập khẩu số lượng lớn cà phê từ Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc đang từng bước chuẩn hóa và siết chặt các quy định về hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm Yêu cầu mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến, sơ chế, cà phê nhân, cà phê rang xay nguyên chất … , mỗi thương nhân sẽ không thể chậm trễ đăng kí với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc trước khi được phép xuất khẩu vào thị trường này.
Tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”, và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”. Bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết nếu như thị trường xuất khẩu chính của bạn là Trung Quốc nhé!
Trên đây Ritachi Coffee đã mô tả rất chi tiết về hệ thống Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu áp dụng cho các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó phân định rõ 2 hệ thống yêu cầu là theo xếp hạng thang điểm chất lượng (đối với cà phê chất lượng cao, đặc sản) và theo giấy phép xuất khẩu (đối với cà phê thương mại). Hi vọng rằng Ritachi Coffee đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về thị trường cà phê xuất khẩu giúp bạn dễ dàng phục vụ đối tác, khách hàng nhập khẩu.
Ritachi Coffee tự hào là nhà sản xuất, chế biến cà phê nhân, cà phê rang xay theo tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu, bước đầu thâm nhập thị trường Mỹ và Nhật, Chúng tôi rất mong được là đối tác tin cậy của bạn. Cần thêm bất cứ thông tin hỗ trợ xuất khẩu, báo giá sỉ phân phối cho các quán cà phê, doanh nghiệp khởi nghiệp, bạn cứ liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Viết bởi Kaldi Tài – Sáng lập thương hiệu Ritachi Coffee – All for coffee lovers!
Bạn đang cần hàng mẫu cho quán cà phê, nguồn cung cấp cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu?Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và dựa trên kinh nghiệm xuất khẩu, kiến thức của chính tác giả. Xin vui lòng trích dẫn nguồn khi bạn chia sẻ thông tin này. Xin cảm ơn các bạn!
Căn cứ theo bảng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu nhân bên trên, tuy nhiên lưu thêm 2 phương pháp chế biến phổ biến mà khách hàng thường hỏi là: Wet polish, Clean, Standard (G1, G2, G3) …
Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu ước đạt trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 18% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê toàn cầu. Cà phê là một trong danh sách 10 sản phẩm chủ lực của Việt Nam và là 1 trong 6 sản phẩm có giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu cà phê nhân xanh chiếm đại đa số, cà phê chế biến sâu như cà phê rang xay, cafe hòa tan dành cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu mới chỉ đạt 12%.
Căn cứ theo bảng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu nhân bên trên, tuy nhiên lưu ý thêm 2 phương pháp chế biến phổ biến mà khách hàng thường hỏi là arabica Wash/Fully wash (chế biến ướt) và unWash
Tối thiểu 90% trên sàng : 13 (5.0mm)
Quy cách đóng gói : 60kg trong bao đầy
Tiêu chuẩn xuất khẩu (19.2 tấn/container hoặc 21.6 tấn/container thổi )
Cơ sở để phân hạng chất lượng cà phê nhân sẽ dựa trên việc xác định tỷ lệ các hạt lỗi, khuyết tật theo phương pháp cộng các điểm và chia trung bình cho khối lượng mẫu, đồng thời xác định kích thước lỗ sàng (sàng 18, 16, 13) của hạt cà phê nhân thông qua hệ thống máy móc chuyên dụng để phân loại Hạng 1 (Grade 1), Hạng 2 (Grade 2), Hạng 3 (Grade 3) tương ứng như bảng mô tả bên dưới:
Đi sâu hơn vào chi tiết sẽ có phần quy định về Tỷ lệ khối lượng khuyết tật (nhân lỗi (defect), tạp chất (foreign matter) tối đa cho phép đối với từng hạng cà phê; và tỷ lệ khối lượng tối đa cho phép đối với một số khuyết tật (đen, nâu, sâu, non, vỡ …) như bảng mô tả bên dưới:
Để nắm rõ chính xác các tiêu chuẩn này, các bạn căn cứ vào bảng TCCN … download tại đây:
Tối thiểu 90% trên sàng : 18 (7.1mm), sàng 16 (6.3mm)
Quy cách đóng gói : 60kg trong bao tải đầy tẩm dầu thực vật
Tiêu chuẩn xuất khẩu (18 tấn/container)
Những tiêu chuẩn kỹ thuật cà phê nhân chế biến ướt và chế biến khô ở trên chỉ mang tính tham khảo tương đối, không cụ thể trong bất kỳ trường hợp nào. Bạn có thể tìm hiểu những tiêu chuẩn tương tự để chọn đúng loại cà phê phê phù hợp với mục đích kinh doanh của mình nhé!
Để trao đổi cũng như tìm hiểu về cà phê Robusta và Arabica chất lượng, mời bạn liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
SĐT: 090 177 3839 - 090 678 3976
Địa chỉ: 180/17 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.