Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin thăm Campuchia
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin thăm Campuchia
Theo trang tin Cambodianess, thời gian qua, đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai bên, đặc biệt là các chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ tới Campuchia. Trong các cuộc gặp này, cả hai bên đều bày tỏ cam kết hợp tác để tăng cường quan hệ bất chấp một số bất đồng.
Theo tờ Asia Times, trước khi từ chức thủ tướng, ông Hun Sen đã áp dụng cách tiếp cận hòa giải hơn với Mỹ nhằm đặt nền tảng cho mối quan hệ Phnom Penh - Washington dưới thời người kế nhiệm.
Động thái đầu tiên thể hiện qua việc ông Hun Sen cho phép tùy viên quốc phòng Mỹ ở Phnom Penh kiểm tra Căn cứ Hải quân Ream vào năm 2021.
Gần đây hơn, Campuchia đã cùng với Mỹ đồng bảo trợ cho các nghị quyết của Liên hợp quốc lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Vào cuối nhiệm kỳ Campuchia làm Chủ tịch ASEAN năm 2022, ông Hun Sen đã có chuyến thăm đầu tiên tới Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, động thái được cho là nhằm hàn gắn quan hệ.
Ngày 13/8, Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia dẫn đầu đoàn cấp cao Quân đội Hoàng gia Campuchia bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Campuchia, trong chuyến thăm này, ông Tea Banh và Tướng Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ đồng chủ trì cuộc họp đầu tiên Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Quân sự và Kỹ thuật hai nước tại Quảng Châu. Cũng theo thông cáo báo chí, ông Tea Banh dự kiến trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và thế giới, đồng thời đồng chủ trì lễ ký 2 văn kiện liên quan hợp tác quân sự và hợp tác kỹ thuật quân sự…/.
Truyền thông và giới phân tích ở cả Mỹ và Campuchia đều cho rằng chuyến thăm của ông Austin đến Campuchia sẽ giúp khôi phục lòng tin chiến lược và thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác lẫn nhau giữa các cơ quan quốc phòng của hai nước.
Tạp chí Diplomat nhận định rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Campuchia có thể cải thiện quan hệ song phương sau một thập niên thụt lùi. Năm 2017, quan hệ hai nước đã đi xuống mức thấp nhất khi Campuchia đình chỉ cuộc tập trận quân sự chung Angkor Sentinel (“Người gác đền Angkor”). Quan hệ càng trở nên xấu đi khi Mỹ ngưng các học bổng dành cho học viên Campuchia đang học tại Học viện Quân sự Mỹ vào năm 2021.
Theo Diplomat, phần lớn mối quan ngại của Mỹ với Campuchia liên quan việc Washington cho rằng Phnom Penh cho phép Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự tại căn cứ Hải quân Ream (phía nam Campuchia). Những lo ngại đó càng tăng cao khi hai tàu chiến của Hải quân Trung Quốc xuất hiện tại căn cứ Ream kể từ tháng 12.
Phnom Penh liên tục bác bỏ cáo buộc này, cho biết hiến pháp Campuchia không cho phép bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào thường trực trên lãnh thổ của Campuchia.
Giới phân tích cho rằng chuyến thăm là cơ hội để Mỹ và Campuchia giải quyết các quan điểm khác biệt thông qua lắng nghe và trao đổi thẳng thắn.
“Mỹ cần phải thừa nhận rằng cách tiếp cận của nước này với Campuchia theo kiểu loa phóng thanh liên quan vấn đề Ream trong 3-4 năm qua chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực trong giới lãnh đạo Campuchia. Thay vào đó, Washington nên thúc đẩy các tàu Hải quân Mỹ ghé thăm cảng Ream để xây dựng lại niềm tin và hướng tới hợp tác an ninh hàng hải” - theo TS Chansambath Bong, chuyên gia người Campuchia tại ĐH Quốc gia Úc.
Tờ Khmer Times ngày 3-6 đăng tải bài bình luận của Đại sứ Pou Sothirak - từng là giám đốc điều hành Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia và ông Him Raksmey - giám đốc điều hành Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia cho rằng chuyến thăm “báo hiệu một cơ hội mới” cho Campuchia và Mỹ trong việc hợp tác, theo đuổi mục tiêu và khát vọng chung.
Chuyến thăm lần này cũng cho thấy mong muốn giao lưu của Mỹ với chính phủ mới của Campuchia, vốn được đánh giá là tiến bộ và đổi mới hơn nhờ thế hệ lãnh đạo trẻ.
Diplomat dẫn nhận định của các chuyên gia rằng việc Thủ tướng Hun Manet, người tốt nghiệp học viện quân sự West Point (Mỹ) năm 1999, lên nắm quyền mang đến cơ hội hợp lý để thiết lập lại quan hệ Mỹ-Campuchia.
“Chúng tôi vẫn hiểu rõ một số mối quan ngại của chúng tôi ở Campuchia, nhưng đồng thời chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của ban lãnh đạo mới cho phép chúng tôi khám phá những cơ hội mới” - một quan chức Mỹ (không nêu tên) nói với tờ Financial Times trước thềm chuyến thăm của ông Austin đến Campuchia.
Đồng quan điểm, GS Carl Thayer tại ĐH New South Wales (Úc) cho rằng quan hệ Mỹ-Campuchia “đang ở thời điểm khó khăn sau khi ông Hun Manet trở thành thủ tướng”.
“Chuyến thăm biểu thị rằng hai bên sẵn sàng từ bỏ một số chính sách cứng nhắc và tham gia vào các cuộc đối thoại đổi mới để tìm kiếm điểm chung” - GS Carl Thayer nói với AFP.
Bên cạnh đó, chuyến thăm của ông Austin cũng diễn ra trong bối cảnh Campuchia sắp đảm nhận vai trò là nước điều phối Đối thoại giữa Mỹ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn 2024-2027. Với tư cách này, Campuchia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cuộc đối thoại và đồng chủ trì các cuộc họp giữa ASEAN và Mỹ về các lĩnh vực cùng quan tâm.
Thế nên, chuyến thăm ngày 3-6 của ông Austin đến Campuchia không chỉ phản ánh mối quan tâm của Mỹ trong việc tăng cường quan hệ với Campuchia mà còn đối với khu vực Đông Nam Á, hay rộng hơn là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.