Trương Nam Hương Wikipedia

Trương Nam Hương Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hỗ trợ Pháp đàn áp phong trào kháng chiến của người Việt

Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.

Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương người Việt không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là "đám phiến loạn" không hiểu thời cuộc, ông cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp (Theo Pháp tuyên bố thì quân Cần Vương đã sát hại hơn 20.000 giáo dân trong thời kỳ này khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách chuyển sang ủng hộ quân Pháp[14]) Pétrus Ký đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Trong các bức thư gửi Toàn quyền Pháp, Pétrus Ký bày cho ông ta cách đàn áp phong trào kháng chiến Cần Vương như sau[15]:

Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một "sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó", và người Pháp với tư cách là "chủ nhân", cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.

Năm 1886, Paul Bert được Trương Vĩnh Ký tư vấn, ép vua Đồng Khánh nhượng cho Pháp khu đất nằm giữa trấn Bình Đài và Linh Hựu Quán để Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bốt, nhà thương, kho hậu cần... Linh Hựu Quán bị triệt giải từ đó. Và cũng từ đó người dân ở Huế gọi khu nhượng địa mới này là Mang Cá Lớn, khu Trấn Bình Đài cũ là Mang Cá Nhỏ.

Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Toàn quyền Pháp Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Ông này viết[16]:

Nhà sử học Chailley đã nhận định: "Paul Bert dùng Trương Vĩnh Ký không phải ở tài năng của ông này, cũng không phải vì ông là người Thiên chúa giáo, mà chỉ vì những công tác đã thể hiện rất được việc và nhất là sự trung thành kiên định của Trương đối với nước Pháp"[15] Pierre Vieillard thì nhận xét: "Petrus Ký có nhiệm vụ thuyết phục nhà vua và triều đình hợp tác một cách thẳng thắn và trung thành với Pháp. Petrus Ký hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cực kỳ tinh tế này và hòa bình yên ổn được thiết lập ở An Nam trong vòng 60 năm"

Trương Vĩnh Ký phục vụ đắc lực cho lợi ích của Pháp nên được tưởng thưởng rất hậu hĩnh. Ông được chính phủ Pháp ban tặng huy chương Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh, và được chính phủ thuộc địa bỏ tiền mua sách, cấp cho tiền lương mỗi năm là 13.800 quan (kể cả tiền dạy học). Để so sánh, lúc đó lương của Thống đốc Nam Kỳ cũng chỉ có 18.000 quan, lương của ông Tổng thư ký là 15.000 quan. Như vậy lương của Trương Vĩnh Ký đứng hàng thứ ba, chỉ sau hai viên chức cao cấp nhất người Pháp.

Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...

Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.

Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.

Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées), ra được 18 số (1888-1889) thì tạp chí đóng cửa. Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong cảnh buồn chán do không còn được người Pháp trọng dụng, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.

Ngày 8 tháng 1 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....

Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:

Trên cửa nhà mồ của ông có ghi một câu văn bằng tiếng Latinh: "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn của tôi). Đây là một câu văn trích ra từ cuốn thánh kinh Sách của Gióp (Job 19:21-27) trong Cựu ước, thuật lại chuyện Gióp bị Thượng đế và loài người lìa bỏ và là lời đối ca khi rước nhập lễ của lễ cầu hồn trong đạo Công giáo [18][19].

Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Vĩnh Ký có 9 người con, lần lượt là:[20]

Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Cộng hoà là chắt của Trương Vĩnh Ký.[21]

Theo "Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Ký" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Trương Vĩnh Ký sử dụng thông thạo hoặc biết qua 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.[22] Tuy nhiên, không rõ mỗi ngôn ngữ ông biết ở trình độ nào.

Theo Trương Vĩnh Ký ghi trong hồ sơ cá nhân thì ông biết hoặc đã học kỹ 7 ngoại ngữ,[23] các ngôn ngữ còn lại có lẽ ông chỉ biết chút ít. Căn cứ theo các tác phẩm, thì trong tuổi thanh niên, Trương Vĩnh Ký có thể biết được 5, 6 thứ tiếng. Sau này, Trương Vĩnh Ký nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7 - 8 thứ tiếng, trong đó dùng rất thông thạo tiếng Việt viết chữ Hán Nôm và tiếng Pháp. Mức đó là khá tốt đối với một học giả ở cuối thế kỷ 19.

Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức vụ và huân huy chương từ Giáo hội Thiên Chúa Vatican, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn:

Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển đáng chú ý, như:

Tổng cộng Trương Vĩnh Ký cho ra 121 tác phẩm chữ Việt và chữ Pháp mà nội dung được ông viết trong thư năm 1882 rằng[26]:

Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:

Nhờ công lao phục vụ đắc lực cho chính quyền thực dân Pháp và góp phần quan trọng giúp Paul Bert đập tan phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi [cần dẫn nguồn] nên ngày 20/5/1886, Khâm sứ Pháp ở Đông Dương là Paul Bert gửi thư cho Ngoại trưởng Pháp để tán đồng đề nghị của Thống Đốc Nam kỳ, ban thưởng huy chương cao cấp Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Trương Vĩnh Ký.

Đương thời và sau này, nhiều ý kiến phê phán, buộc tội Trương Vĩnh Ký đã cộng tác với thực dân Pháp. Đương thời, Trương Vĩnh Ký bị giới nho sỹ Bắc Hà nhạo báng, châm biếm bằng những câu thơ, đối chương lên báo chí. Hiện nay, nhiều tác giả như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký.... cũng phê phán Trương Vĩnh Ký vì sự cộng tác với thực dân Pháp của ông.

Đương thời, Trương Vĩnh Ký cũng đã nhận ra thân phận cô đơn của mình giữa những người Pháp cầm quyền: "Có nhiều người ganh ghét tôi, ngu ngốc thậm chí là hung ác, họ có thể và biết cách hãm hại tôi" (Thư gửi Paul Bert) và cả sự coi thường của người Việt Nam: "Trong con mắt của đồng bào tôi, tôi đã bị lên án nặng nề"[4].

Nhà sử học Trần Văn Giàu đã nhận xét[3]:

Nhà sử học Trần Huy Liệu thì nhận xét:

Ông Nguyễn Sinh Duy, trong cuốn "Trương Vĩnh Ký – cuốn sổ bình sanh" viết:

Tiến sỹ Bùi Kha sống ở nước ngoài thì nhận xét:

Ông Nguyễn Đắc Xuân, trong cuốn "Pétrus Trương Vĩnh Ký nhìn từ những khía cạnh và nhận thức khác nhau" viết[4]:

Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô thành Sài Gòn dành cho nam sinh: Trường Trung học Petrus Ký. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới hai con đường mang tên ông với 2 tên gọi khác nhau. Đường Petrus Ký của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Hồng Phong ở quận 5 và quận 10; còn đường Trương Vĩnh Ký của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Bảo ở quận Gò Vấp.

Hiện nay vẫn còn một con đường lớn mang tên ông tại quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một ngôi trường mang tên ông tại xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.[cần dẫn nguồn]

Đặng Thúc Liêng (1927). Trương Vĩnh Ký hành trạng. Nhà in Xưa Nay, Sài Gòn.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Nguyễn Ngọc Hiếu, sau đổi thành Nguyễn Hương Giang (sinh ngày 29 tháng 12 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Hương Giang hay Hương Giang Idol, là một nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu kiêm nhân vật truyền hình người Việt Nam.[1][2][3] Cô từng giành vị trí quán quân của cuộc thi Hoa hậu chuyển giới quốc tế vào năm 2018.

Hương Giang ban đầu được sinh ra với giới tính sinh học là nam dưới tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hiếu, tốt nghiệp trường trung học phổ thông Đống Đa (Hà Nội) năm 2010. Sau đó, Ngọc Hiếu theo học tại Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.[4] Tháng 3 năm 2011, Ngọc Hiếu đến Thái Lan để làm thực hiện ca phẫu thuật chuyển giới thành nữ.

Năm 2010, Hương Giang tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc (Vietnam Idol) nhưng bị loại từ sớm.

Thời gian đầu đi hát, Hương Giang thường hát tại các show diễn nhỏ lẻ. Hương Giang từng giả danh "cháu gái ruột ca sĩ Phi Nhung" để có thêm show. Giang kể: "Mỗi lần đi diễn tôi lại phải hỏi xem hát cuối buổi diễn hôm đó là ai, vì nếu là chị Phi Nhung thì tôi sẽ bị lộ. Do đó, hôm nào biết hát cuối không phải Phi Nhung thì tôi sẽ rất mạnh dạn nói với khán giả: "Hôm nay cô Phi Nhung đang chạy show ở tụ điểm khác, tôi là cháu của cô nên sẽ thay mặt cô hát tại đây"; Còn hôm nào có chị Phi Nhung hát cuối, tôi không dám nói vậy mà tìm cách hát ở đầu, nói xong chạy mất"[5]

Năm 2012, Hương Giang đăng ký tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Vietnam Idol mùa thứ tư, trở thành thí sinh chuyển giới đầu tiên của chương trình này.[6] Theo thể lệ, chương trình yêu cầu ứng cử viên phải có chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh chứng thực mà diện mạo của cô lúc đó đã là nữ nhưng trên giấy tờ thông tin lại không trùng khớp vẫn ghi là Nguyễn Ngọc Hiếu, giới tính nam nên cô đã sử dụng chứng minh thư của chị mình là Nguyễn Hương Giang để đi thi. Từ đó, tên gọi Hương Giang được sử dụng luôn làm nghệ danh, và sau cuộc thi thì cô sử dụng nghệ danh Hương Giang Idol.[4] Kết quả chung cuộc, Hương Giang lọt vào nhóm 4 thí sinh đi tới vòng bán kết.[7] Tuy nhiên, kết quả này khiến nhiều người bức xúc, cho rằng chương trình đã dàn xếp kết quả vì Hương Giang dù chất giọng khá yếu nhưng vẫn ở lại an toàn và giành quyền đi tiếp, trong khi nhiều giọng hát sáng giá khác thì lại bị loại[8]

Tháng 10 năm 2013, Hương Giang ra mắt khán giả album đầu tay Thủy ngân. Về tựa đề album, cô cho biết: "Thủy ngân là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là Hg. Nó trùng với hai chữ cái đầu tiên trong tên của Hương Giang, nhìn mỏng manh, nhưng ẩn sâu trong đó lại là sức tấn công mạnh mẽ và đầy bí ẩn".[9]

Tháng 3 năm 2014, cô ra mắt tự truyện Tôi vẽ chân dung tôi, cuốn sách chia sẻ những quan điểm của Hương Giang về giới tính, cuộc sống cũng như hành trình chuyển giới của bản thân. Những hình ảnh khi cô còn là một cậu bé cũng được chia sẻ trong cuốn sách này.[6]

Năm 2014, Hương Giang tham gia cuộc đua kì thú cùng với người bạn đồng hành là Criss Lai, hai người về nhất trong chương trình Cuộc đua kỳ thú mùa thứ 3.

Năm 2015, Hương Giang tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ (mùa 6) và lọt vào top 5 chung cuộc.[10] Cô cũng tham gia và đoạt cúp trong tập 9 mùa thứ hai của chương trình hài kịch Ơn giời cậu đây rồi!.[11]

Ngày 20 tháng 5 năm 2016, Hương Giang Idol phát hành ca khúc Mùa để yêu thương. Bài hát có nội dung về những cảm xúc ban đầu của tình yêu.[12]

Năm 2016, Hương Giang cùng với Criss Lai quay trở lại Cuộc đua kỳ thú mùa thứ 5 và giành được vị trí á quân.[13]

Tháng 8 năm 2016, Hương Giang cho ra mắt video ca nhạc mang tên Em không hối tiếc. Hương Giang cũng từng nói đây là một trong những Mv ca nhạc cô thích nhất, và một ngày nào đó khi không còn áp lực của một đương kim hoa hậu và vị trí Top 1 Trending Youtube, cô sẽ thực hiện lại concept này.

Ngày 21 tháng 11 năm 2017, Hương Giang ra mắt ca khúc nhạc EDM Vì yêu mà cưới – We Get Married sau những trải nghiệm du lịch thế giới.[6]

Ngoài ra, cô còn tham gia gameshow âm nhạc The Remix – Hòa âm ánh sáng mùa thứ ba và đạt được giải Đồng của cuộc thi.

Tháng 1 năm 2018, Hương Giang tham gia Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế. Đây là cuộc thi sắc đẹp dành cho những người chuyển giới nữ, được tổ chức thường niên tại thành phố Pattaya, Thái Lan.[6] Kết quả, Hương Giang đã vượt qua 27 thí sinh các vùng lãnh thổ nước khác để đoạt danh hiệu Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế, tổ chức tại Thái Lan.[14] Bên cạnh đó, cô còn nhận thêm các giải phụ Người đẹp tài năng và Người đẹp truyền thông.[6]

Cũng trong năm 2018, cô tham dự chương trình Siêu mẫu Việt Nam cùng với Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong vai trò huấn luyện viên. Cô đã thuyết phục được rất nhiều thí sinh mạnh về đội của mình. Kết quả là 11 trên 13 giải thưởng của chương trình đã thuộc về thí sinh đội Hương Giang.

Ngày 10 tháng 11 năm 2018, Hương Giang chính thức ra mắt MV cho ca khúc sáng tác của Andiez Nam Trương, Anh đang ở đâu đấy anh (viết tắt: ADODDA) và thu được nhiều thành công. Trong MV còn có sự tham gia góp mặt của diễn viên ngoại quốc Jack Sumini.

Năm 2018 cũng đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Hương Giang. Cô đã đàm phán thành công và mang được bản quyền chương trình Miss Tiffany về Việt Nam, với tên gọi Chinh phục Hoàn Mỹ, với mục đích tìm ra người kế nhiệm mình tham gia cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế được tổ chức các năm sau đó.

Ngày 11 tháng 3 năm 2019, Hương Giang tiếp tục ra mắt sản phẩm âm nhạc Em đã thấy anh cùng người ấy (viết tắt: EDTACNA), đây là phần 2 của Anh đang ở đâu đấy anh và cũng là một sáng tác của Andiez Nam Trương.[15] Ngày 13 tháng 3 năm 2019, cô chính thức ra mắt với công chúng về dự án album Tuesday Universe của mình, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của con số 3 và series ADODDA thuộc nhánh Người thứ 3. Ngày 27 tháng 6 năm 2019, Hương Giang trở lại V-pop với sản phẩm âm nhạc Em hơi mệt với bạn thân anh (viết tắt: EHMVBTA), một sáng tác của Trang Pháp kết hợp cùng với Masew. Ca khúc đã đạt được giải Ca khúc Dance/Electronic được yêu thích ở giải ZMA 2019 cùng với hơn 11 triệu lượt xem trên Youtube.

Đến ngày 25 tháng 9 năm 2019, Hương Giang chính thức là một trong các đại diện Việt Nam cùng các người mẫu tại các nước châu Á tham dự Paris Fashion Week (Tuần lễ thời trang Paris) được tổ chức vào năm 2019.

Hương Giang sau đó cũng được công bố là một trong 6 HLV của Chương trình Giọng Hát Việt Nhí 2019, cô cùng với Nhạc sĩ, Nhà sản xuất Dương Cầm sẽ về một đội để dẫn dắt các thí sinh năm nay. 26/10/2019 học trò Chấn Quốc đã lên ngôi vị giải nhất Giọng Hát Việt Nhí 2019.

Ngày 31 tháng 10 năm 2019, Hương Giang ra mắt phần tiếp theo thuộc ADODDA series, một ca khúc ballad nhẹ nhàng của nhạc sĩ RIN9 mang tên Anh ta bỏ em rồi. Ở phần này chính thức có thêm sự xuất hiện của một nhân vật khách mời ngoại quốc nữa là Philip Thinroj, quán quân của The Face Men Thailand. Ca khúc đã đạt 100.000 lượt xem cùng lúc tại thời điểm công chiếu.

Ngày 4 tháng 12 năm 2019, Hương Giang chính thức công bố dự án phim điện ảnh đầu tay của mình với tên gọi Sắc đẹp dối trá, trong đó Hương Giang đóng vai chính. Bộ phim ra mắt vào đầu năm 2020, tuy nhiên bộ phim nhận được phản hồi tiêu cực từ công chúng do kịch bản yếu và diễn xuất hời hợt của dàn diễn viên chính. Trước phản hồi tiêu cực, Hương Giang cho rằng "vì bản thân làm những việc trước đó quá giỏi nên luôn có người chờ đợi sơ hở để quật ngã mình". Đa số khán giả bày tỏ thái độ khó chịu với phát ngôn này của Hương Giang, họ cho rằng Hương Giang đã nhận nhiều sự tung hô quá đà dẫn đến sự tự tin quá mức vào khả năng của bản thân.[16]

Ngày 6 tháng 2 năm 2020, Hương Giang tung phần cuối series ADODDA mang tên "Tặng Anh Cho Cô Ấy", một ca khúc được Hương Giang đồng sáng tác với nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Đặc biệt, còn có sự xuất hiện của diễn viên, người mẫu Thái Lan là Apinya Sakuljaroensuk. Chỉ sau 4 giờ đăng tải, Tặng Anh Cho Cô Ấy đã đạt top 1 trending trên YouTube với gần 2.000.000 lượt xem.

Năm 2020, Hương Giang tiếp tục tổ chức Cuộc thi để tìm kiếm đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế mang tên Đại sứ hoàn mỹ.

Năm 2022, Hương Giang kết hợp cùng Dược sĩ Tiến tổ chức chương trình truyền hình thực tế The Next Gentleman (Quý ông hoàn mỹ) - Chương trình nhằm tìm kiếm và đào tạo nên những quý ông lịch lãm chuẩn tố chất "Gentleman", vốn ít chương trình ở Việt Nam tổ chức dành riêng cho "phái mạnh". Kết quả chung cuộc thí sinh Phạm Kiên team Hương Giang là quán quân mùa đầu tiên, Minh Khắc team Hà Anh giành ngôi Á quân 1 và Minh Kha team Xuân Lan là Á quân 2.[17]

Năm 2014, Hương Giang viết tự truyện kể rằng từng cặp bồ với 2 người: 1 người là hiệu trưởng trường đại học lớn ở Hà Nội, 1 người là doanh nhân thành đạt đã có vợ. Ông doanh nhân có sở thích kỳ lạ: thích âu yếm người giả gái dù bản thân yêu phụ nữ; còn ông hiệu trưởng thì không biết Hương Giang là người giả gái, đến khi phát hiện ra thì ông hiệu trưởng rất buồn. Trong thời gian cặp bồ, Hương Giang thường xuyên được tặng tiền và quà, chính khoản tiền thu được từ việc cặp bồ với 2 đại gia này đã giúp cho Hương Giang có điều kiện tiêm hóc-môn và qua Thái Lan giải phẫu. Hương Giang còn nói rằng "Tôi đón nhận tiền người ta cho bằng thái độ à ơi, khi đó tôi nói chuyện khéo léo chứ không lừa đảo ai nhưng với đàn ông mình nên à ơi đôi chút"[18]. Tuy nhiên, sau khi đăng quang Hoa hậu chuyển giới Quốc tế năm 2018 Hương Giang quay trở lại sự nghiệp âm nhạc bằng chuỗi series "ADODDA" nhằm lên án người thứ 3 chen chân vào chuyện tình cảm phá hoại hạnh phúc của các cặp đôi đang yêu nhau đã nhận lại nhiều tranh cãi từ antifan.

Tháng 6 năm 2016, ca sĩ Lâm Khánh Chi đăng một bài viết trên trang Facebook cá nhân, tố cáo có người xúc phạm mình trong một đoạn ghi âm. Công chúng cho rằng bài viết này ám chỉ thủ phạm là Hương Giang. Sau đó không lâu, Hương Giang cũng đáp lại bằng một bài viết khác trên mạng, nhưng không nhắc đích danh người được nói đến.[19][20]

Tháng 5 năm 2017, Hương Giang nhận nhiều chỉ trích từ dư luận vì sử dụng lời lẽ khiếm nhã với nghệ sĩ Trung Dân trong chương trình 'Siêu sao đoán chữ'. Hương Giang đưa ra đáp án là Trung Dân "đút đầu vô cầu tiêu". Trung Dân đã lên tiếng phản đối nhưng Hương Giang không chịu rút lại đáp án, vì vậy ông bỏ về giữa chương trình và chia sẻ mình cảm thấy "sốc và bị xúc phạm" trước phát ngôn của Hương Giang. Sau đó không lâu, Hương Giang đã lên tiếng xin lỗi Trung Dân.[3][21]

Ngày 30 tháng 6 năm 2018, Hương Giang và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Phạm Hương xuất hiện với vai trò người mẫu vedette trong show thời trang của nhà thiết kế Hà Duy. Có nguồn tin cho rằng Hương Giang đến chuẩn bị nhưng cuối cùng đã ra về vì bị ê-kíp "bỏ quên, không nhắc diễn". Sau sự việc, Hà Duy cũng tố cáo Hương Giang là "thiếu ý thức, thiếu chuyên nghiệp". Hương Giang sau đó phản hồi trên trang cá nhân, cho biết mình không đổ lỗi do ê-kíp mà do bản thân gặp trục trặc riêng, cũng như vì chưa có kinh nghiệm người mẫu.[22]

Cuối tháng 10 năm 2020, Hương Giang đăng tải video đi cùng công an đến nhà một "antifan" để đối chất về việc người này xúc phạm, bôi nhọ mình.[23] Sau khi làm việc với Hương Giang, người này đã lên tiếng xin lỗi.[24] Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng video clip trên là dàn dựng, cắt ghép, và người công an trong video chỉ là thợ ảnh đóng giả[23][24][25] bất chấp Hương Giang tuyên bố sẽ "chịu trách nhiệm trước pháp luật" nếu dàn dựng".[24] Phía công an cũng không khẳng định hay phủ nhận tính xác thực của đoạn clip trên.[26] Hành động dàn dựng video này của Hương Giang đã tạo nên làn sóng phản ứng gay gắt từ cộng đồng mạng.[27] Nhiều người vào fanpage của chương trình Hoa hậu Việt Nam 2020 yêu cầu loại Hương Giang ra khỏi chương trình,[28] một số nhãn hàng cũng gỡ tên Hương Giang khỏi danh sách quảng bá.[29] Hương Giang sau đó đã lên tiếng xin lỗi, nói rằng "chỉ muốn lên tiếng để bảo vệ mình, nhưng có lẽ sự nóng giận trong cách làm đã khiến sự việc đi quá xa so với mục đích ban đầu".[30] Hương Giang cũng quyết định rút lui khỏi buổi diễn tại chương trình Hoa hậu Việt Nam 2020, đồng thời tạm dừng các hoạt động nghệ thuật.[31] Theo báo Tuổi Trẻ, đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ tại Việt Nam tuyên bố chính thức dừng tham gia nghệ thuật vì bị dư luận phản đối.[32]

Cuối tháng 10/2020, một group facebook có tên "Anti Nữ hoàng đạo lý" chỉ mới lập ra vài ngày đã vượt qua con số 100.000 thành viên, khiến Hương Giang trở thành nghệ sĩ có nhiều "antifan" số 1 Việt Nam. Nhóm này gồm những thành viên không thích việc Hương Giang xuất hiện trên truyền thông với tần suất quá dày đặc, đặc biệt là việc Hương Giang từng có nhiều hành vi xấu (ăn cắp tiền của cha, cặp bồ với người có vợ, gây hấn với nghệ sĩ khác, "hỗn láo" với nghệ sĩ Trung Dân, "diễn trò" quá lố trên truyền hình) nhưng lại rất hay nói những câu kiểu "tuyên ngôn sống", "cẩm nang đạo lý", "bí quyết sống tốt" cho mọi người, gây ra phản cảm nên họ đặt biệt danh "Nữ hoàng đạo lý" cho Hương Giang để mỉa mai.[33]

Hương Giang cho biết khi còn nhỏ bố rất cưng chiều, đặt nhiều hi vọng vào mình. Nhưng sau khi Hương Giang tỏ ý muốn chuyển giới thì bố rất thất vọng, giữa hai bố con tự dưng có khoảng cách. Ở chung một nhà nhưng hai bố con tránh mặt nhau, thậm chí gần như không ăn chung một bữa cơm nào. Để thực hiện được mong muốn, Hương Giang đã ăn cắp tiền của bố, ban đầu chỉ một vài tờ với suy nghĩ rằng bố không biết và mình sẽ trả lại, nhưng sau này thói quen xấu cứ lặp đi lặp lại đến mức Hương Giang không thể kiểm soát được. Cuối cùng Hương Giang đã bị bố phát hiện, ông đã nói: "Tại sao vậy? Mày là người mà tao tin tưởng nhất?". Cho đến bây giờ, ông vẫn giữ thói quen gọi Hương Giang bằng tên thật (Ngọc Hiếu)[34]

Năm 2012, Hương Giang được cho là hẹn hò với ca sĩ Phạm Hồng Phước. Mối quan hệ của cả hai bắt đầu từ khi tham gia Vietnam Idol, khi đó, họ thường ở cạnh nhau trong các hoạt động hậu trường.[35]

Năm 2014, Hương Giang hẹn hò với Criss Lai, bạn đồng hành trong chương trình Cuộc đua kỳ thú mùa thứ ba. Đến tháng 5 năm 2016, Hương Giang chính thức xác nhận đã chia tay với Criss và cho biết mình chia tay với bạn trai vì khoảng cách địa lý, có "quá nhiều khác biệt" cũng như vì Criss "khá gia trưởng và kiểm soát cô".[36][37]

Trong một cuộc phỏng vấn, Hương Giang cho rằng người chuyển giới khó có thể tìm được hạnh phúc gia đình vì họ không thể sinh nở, cũng không thể được gia đình chồng nhìn nhận như một người phụ nữ vì ai cũng biết họ từng là đàn ông: "Tôi không nghĩ có thể mặc áo dài cưới, làm lễ gia tiên và được gia đình chồng nhìn nhận như một cô con dâu bình thường. Đó là chưa kể đến việc sinh con nối dõi. Đừng nói tình yêu sẽ vượt qua được tất cả. Cố gắng một năm, hai năm không có nghĩa sẽ vượt qua 20 năm, 30 năm."[38]