Trường Fpt Ở Quy Nhơn

Trường Fpt Ở Quy Nhơn

Sinh viên được cập nhật kiến thức phù hợp xu thế, tham gia xây dựng mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) giải quyết bài toán thực tế, sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho thị trường.

Sinh viên được cập nhật kiến thức phù hợp xu thế, tham gia xây dựng mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) giải quyết bài toán thực tế, sẵn sàng đáp ứng nhân lực cho thị trường.

Ý nghĩa lịch sử hình thành tượng đài

Tháng 5/1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thừa lệnh Triều đình Huế. Cử vào coi thi ở Bình Định. Nguyễn Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt cùng đi theo cha. Đến đầu tháng 7/1909, cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) được chính thức bổ nhiệm,chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Khi đến Bình Khê, Nguyễn Tất Đạt ở lại với cha. Còn Nguyễn Tất Thành được gửi học thêm tiếng Pháp. Tại nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (là cha bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) ở TP. Quy Nhơn.

Tháng 3/1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc được triệu hồi về kinh đô Huế. Chia tay cha, Nguyễn Tất Thành ở lại Bình Định một thời gian để tiếp tục việc học tập. Tuy thời gian Người lưu lại Bình Định không lâu. Nhưng đây là mảnh đất vinh dự, lưu giữ những dấu tích về các sự kiện. Liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ. Thời còn trẻ, hun đúc chí khí, tinh thần yêu nước thương dân. Hình thành nhân cách người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để sau này Việt Nam và thế giới có một Anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh.

Giới thiệu về quảng trường Quy Nhơn

Quảng trường Quy Nhơn có tên gọi chính thức là Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Quảng trường nằm trong khuôn viên rộng 6.5 ha, ngay trên đại lộ cùng tên Nguyễn Tất Thành. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước đặt tượng đài Bác khi còn trẻ và phụ thân của Người – Nguyễn Sinh Sắc.

Đặc biệt, Bình Định cũng là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầy nghĩa của Nguyễn Tất Thành với cha. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, để lên đường thực hiện hoài bão cao cả cứu dân, cứu nước với dặn dò “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha”. Đây là câu nói mà lúc sinh thời, cụ Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) kể lại rằng phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dạy. Khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê vào cuối năm 1909.

Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành. Đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào. Tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.

Một số lưu ý khi đến tham quan tượng đài

+ Ăn mặc lịch sự, mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam để chụp ảnh.

+ Không được sờ hay chạm vào xung quanh khu vực tượng đài.

+ Không vẽ, khắc trên bức phù điêu sau tượng đài.

Tham khảo một số tour tham quan tại Quy Nhơn nhé:

QUY NHƠN – ĐẤT VÕ – TRỜI VĂN – BIỂN NHỚ

Ngày 7/10, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trường ĐH FPT – Phân hiệu AI Quy Nhơn.

Đồ án quy hoạch có phạm vi và ranh giới quy hoạch xây dựng thuộc khu đất có ký hiệu B1-57 thuộc Khu đô thị mới An Phú Thịnh, phường Đống Đa và phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, với tổng diện tích lập quy hoạch 57.308m2.

Theo đồ án, quy hoạch sử dụng đất của trường ĐH FPT – Phân hiệu AI Quy Nhơn bao gồm 29,97% đất xây dựng công trình; 52,88% đất cây xanh, sân vườn, sân thể dục thể thao; 15,41% đất giao thông nội bộ, bãi đậu xe; 1,74% đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Quy hoạch cũng chỉ rõ tầng cao xây dựng công trình tối đa là 7 tầng. Các hạng mục xây dựng kỹ thuật kèm theo bao gồm san nền, thoát nước mặt, giao thông, cấp nước, cấp điện, vệ sinh môi trường,…

Phối cảnh Đại học FPT phân hiệu AI Quy Nhơn

Trường đặt mục tiêu sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2020. Trước mắt, trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh ngay 100 sinh viên khoa Toán và có niềm đam mê với AI để đào tạo chuyên sâu trong khoảng 3 đến 6 tháng, giúp các em dễ dàng dịch chuyển sang mảng AI, trở thành nguồn nhân lực AI nòng cốt cho tỉnh. Trước đó, vào cuối tháng 7 vừa qua, trường ĐH FPT cũng đã trao 10 suất học bổng toàn phần gồm toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt phí từ bậc Đại học đến Tiến sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) tại trường cho 10 học sinh xuất sắc của tỉnh Bình Định.

Trường ĐH FPT - Phân hiệu AI Quy Nhơn được đầu tư với số vốn 693,93 tỷ đồng, đào tạo trình độ đại học, sau đại học, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của khoảng 5.200 sinh viên cho các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và các ngành học khác.

Dự án chia làm 3 giai đoạn, kéo dài từ 2019 đến năm 2022. Giai đoạn 1: Triển khai xây dựng các hạng mục giảng đường, sân bóng, đường nội bộ, trồng cây xanh tạo cảnh quan, nhà công vụ với công suất thiết kế là 1.300 sinh viên. Giai đoạn 2: với công suất thiết kế là 1900 sinh viên, và giai đoạn 3 công suất thiết kế là 2.000 sinh viên.

Xây dựng Đại học FPT – Phân hiệu AI Quy Nhơn là một phần trong dự án Tổ hợp giáo dục – AI của FPT tại Quy Nhơn, thuộc quy hoạch khu đô thị khoa học và trung tâm AI trọng điểm của tỉnh Bình Định. Dự án nằm trong định hướng xây dựng khu tổ hợp công nghệ - giáo dục lớn thứ 5 của FPT trên cả nước. Cho tới nay, FPT là công ty công nghệ duy nhất của Việt Nam đầu tư xây dựng các tổ hợp đại học và công viên phần mềm quy mô lớn tại 4 khu vực kinh tế trọng điểm của quốc gia như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM.

Để đảm bảo cho sự phát triển nguồn nhân lực, FPT luôn tiên phong đầu tư xây dựng các tổ hợp, tòa nhà văn phòng trên toàn quốc theo mô hình campus của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Các công trình này không chỉ tạo môi trường làm việc sáng tạo cho CBNV mà còn góp phần tạo ra hệ sinh thái công nghệ hiện đại, góp phần phát triển các khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao của Việt Nam cũng như giúp Việt Nam nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

Tham quan quảng trường Quy Nhơn

Điểm nổi bật nhất của quảng trường Quy Nhơn, là tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành. Tượng đài được khánh thành và xây dựng vào năm 2017. Đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác.

Công trình tượng đài được xây dựng bằng chất liệu đồng. Có tổng chiều cao là 15.5m. Bức tượng là hình ảnh hai cha con Bác đứng cạnh nhau. Đồng thời hướng ánh nhìn ra Biển Đông. Người cha đứng ở bên phía Bắc, mang dáng dấp của một bậc nho sĩ xưa đang dặn dò, chỉ bảo con trai mình.

Nguyễn Tất Thành đứng ở bên phía Nam.Trong trang phục quần âu, áo sơ mi. Mang dáng vẻ của một người thư sinh đang lắng nghe, lời dặn dò của cha. Về ý nghĩa, tượng đài là biểu tượng của sự gắn bó máu thịt giữa tình cảm gia đình, với tình yêu quê hương đất nước.

Phía sau tượng là bức phù điêu hình vòng cung, được tạo nên từ đá xanh. Bên trên bức phù điêu miêu tả hình ảnh Việt Nam. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi bị thực dân Pháp xâm lược. Khắc họa lên hành trình dấn thân vào con đường cứu nước của Bác.